8 câu nói có thể “xát muối vào tim con” nhưng 90% cha mẹ đã từng mắc phải

Trẻ con không biết gì. Trẻ con chả nghĩ sâu xa gì đâu. Ok, nếu bạn cứ ôm khư khư suy nghĩ đó và tiếp tục “bạo hành ngôn từ” với con, chắc chắn bạn sẽ ân hận và hối tiếc về sau đấy!

Thực tế, hầu như mọi người làm cha mẹ đều chí ít một lần nói với con những điều không nên nói rồi sau đó ân hận và tự hứa với lòng sẽ không để điều đó xảy ra lần nữa. Tuy nhiên, lời nói ra như bát nước đổ đi, có cố hốt lại bao nhiêu cũng không thể vừa “chiếc ly” ban đầu.

Những lời nói tồi tệ thường lại dễ ăn sâu vào lòng người. Vết thương do lời nói của cha mẹ gây ra cho con trẻ còn đau đớn hơn đòn roi và sẽ là tác nhân hình thành nên tính cách của đứa trẻ.

Để khỏi hối tiếc về sau, trang Parental Support Line lưu ý cha mẹ đừng quên cố gắng hết sức để hạn chế tối đa những lời này với bé.

Con có thể đừng làm phiền cha/mẹ không?

Dẫu biết thời gian thư giãn đối với những người đã làm cha mẹ quả thật rất quý giá, nhưng theo Tiến sĩ Suzette Haden Elgin từ Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Ozark, khi đứa trẻ nghe câu nói trên, chúng sẽ nghĩ rằng mình bị xua đuổi và không có tầm quan trọng. Nếu bạn dùng câu này thường xuyên khi con còn nhỏ, lớn lên rất có thể bạn sẽ “đối mặt” với khả năng con hạn chế nói chuyện với bạn. Thay vì giận dữ lên và quát vào mặt con, hãy bảo: “Cha/mẹ cần vài phút yên tĩnh để làm nốt việc này, con ra ngoài một chút, xong việc cha/mẹ sẽ gọi nhé”, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều.

Chuyện vớ vẩn mà cũng khóc là sao?

Người lớn có chuyện đáng buồn của người lớn thì trẻ con cũng vậy. Đối với chúng ta, chuyện làm con buồn, con khóc thật nhỏ bé và vớ vẩn, nhưng với con đó lại là điều to lớn và đáng buồn thật sự. Đừng bao giờ đem suy nghĩ của một-người-trưởng-thành áp đặt lên đầu óc non nớt của những đứa trẻ. Thay vì mắng con khóc chuyện bao đồng, hãy ngồi xuống ngang tầm, nhìn vào mắt con và hỏi: chuyện gì làm con buồn. Nếu con muốn chia sẻ, hãy lắng nghe, còn không hãy ôm con vào lòng và an ủi chúng. Hãy nhớ rằng, lúc cảm xúc của bé không nhận được sự đồng cảm, bé không chỉ thương tổn mà còn trở nên bướng bỉnh hơn. Thử làm khác đi, một câu hỏi nhẹ nhõm sẽ khiến cho bé bình tĩnh hơn để chuyện trò thay vì cãi vã.

Con có im ngay đi không!

Quyền của trẻ nhỏ là để hỏi, để nói, để tranh luận và thắc mắc. Khi con mắc lỗi hãy cho con một cơ hội được giải thích. Nếu vội vã dùng quyền cha mẹ để cắt lời, chúng sẽ sinh ra tư tưởng là người lớn không muốn nghe mình nói và về lâu dài sẽ khiến cho con không muốn chia sẻ hay tâm sự bất cứ điều gì với bố mẹ nữa.

Đúng là cha nào con nấy

Nhiều bà mẹ hay “giận cá chém thớt”, mỗi khi không vừa lòng với con là y như rằng mượn luôn con “mắng khéo” chồng mình. Việc so sánh con trẻ với cha mình theo nghĩa tiêu cực là một đòn công kích cực mạnh cho cả bé và người bị so sánh. Bé sẽ tin rằng mọi điều về cha mình đều không tốt và giảm bớt sự tôn trọng với cha mình. Việc dạy dỗ con vì thế sau này sẽ khó khăn hơn.

Con chỉ cần bằng một nửa anh/chị con thôi

Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Bạn không muốn làm trẻ tự cao và kiêu ngạo, nhưng cũng đừng làm trẻ cảm thấy vô dụng và vô giá trị. Hơn thế nữa, khi trẻ bị so sánh và cảm thấy không bằng anh chị em ở một điểm nào đó, trẻ không những oán giận bạn, mà còn oán giận cả anh chị em của mình. Cuối cùng, bạn sẽ sớm quên đi điều mình đã nói, nhưng con bạn sẽ nhớ mãi. Thay vì nói điều này, bạn nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.

Con thật là đồ vô dụng

Hầu hết những đứa trẻ rất hậu đậu, đơn giản, bởi chúng... chỉ là những đứa trẻ. Vậy nên, đừng vội vàng nói với con những lời lẽ mang tính chê bai. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Dù mình có cố gắng thể nào thì trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”. 

Không có đứa nào xấu hoàn toàn. Do đó khi con có lỗi gì, cha mẹ hãy nhận xét, nhắc nhở về khuyết điểm đó, không buông những lời nhận xét ám chỉ của trẻ. 

Biết thế này lúc xưa đừng đẻ con ra

Nghe thì có vẻ hơi... hài hước và vô hại, nhưng đâysẽ là một đòn tấn công tâm lý vô cùng kinh khủng với tâm hồn của những đứa trẻ và dẫn đến hệ lụy lâu dài. Đồng sy chúng ta có quá nhiều lo toan, bực bội, và chắc chắn sẽ có lúc, bạn cũng từng ước được quay lại quãng thời kì son trẻ để được bay bổng thỏa thích, nhưng câu nói tàn nhẫn ấy sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, người sinh ra chúng đã không cần chúng nữa. Lúc bé nghĩ rằng mình đã chẳng còn gì để mất, mọi chuyện sau ấy sẽ rất khó lường.

Mẹ ghét con

Việc bố mẹ tuyên bố ghét con sẽ khiến trẻ cảm thấy tủi thân. Vì với các con, bố mẹ là những người gần gũi và quan trọng nhất, vậy khi nghe bố mẹ nói ghét mình, trẻ sẽ cảm thấy sao? Vào lúc nào đó, theo cách nào đó, con cái sẽ nói rằng chúng ghét bố mẹ mình. Nhưng thay vì hạ mình bằng vai phải vế với một đứa trẻ và nói rằng bạn cũng ghét chúng, hãy cho con biết rằng dẫu gì bạn vẫn cứ yêu chúng.

Tình yêu thương con cái của các bậc cha mẹ là tự nhiên. Tuy nhiên, yêu thương thôi chưa đủ. Để giáo dục con, cha mẹ cần có kỹ năng, phương pháp giáo dục nhân bản. Một trong những kỹ năng đó là biết làm chủ cơn giận dữ của mình, tránh những lời lăng mạ xúc phạm đến lòng tự ái của trẻ em. Khi bạn rơi vào hoàn cảnh vô vọng cùng cực tới mức chỉ muốn bùng nổ, hãy hít thật sâu để cho mình thêm thời kì nghĩ suy về lời sắp nói ra cũng như hậu quả của chúng. Hãy luôn nhớ, con mình, dù sao đi nữa vẫn- còn- là- những- đứa-trẻ, bố mẹ nhé!

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang