Chế độ ăn uống liên quan đến tỉ lệ tử vong, bạn đừng coi nhẹ
Như mọi người đều biết, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng bạn có biết rằng thói quen ăn uống sai lầm còn gây tử vong nhiều hơn hút thuốc.
Một nghiên cứu trên tạp chí Lancet cho thấy, 1/5 số ca tử vong trên toàn thế giới (tương đương 11 triệu ca tử vong) có liên quan đến chế độ ăn uống vì điều này có thể khiến mọi người phải gánh chịu một loạt các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 15 xu hướng ăn uống tiêu dùng ở 195 quốc gia từ năm 1990 đến 2017, cho thấy, việc ăn thực phẩm lành mạnh so với ăn chất béo chuyển hóa, đồ uống có đường, thịt đỏ và thịt chế biến tăng cao, trong khi lượng thức ăn lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt lại quá thấp, dẫn đến tỉ lệ tử vong nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này không phải để cảnh báo về tình trạng béo phì, mà là về chế độ ăn "chất lượng thấp" gây hại cho tim và gây ung thư.
Tiến sĩ Christopher Murray, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này khẳng định lại để mọi người suy nghĩ về chế độ ăn trong nhiều năm qua - yếu tố nguy cơ gây tử vong lớn nhất thế giới là chế độ ăn uống tồi tệ. Mặc dù natri, đường và chất béo đã gây tranh cãi trong 20 năm qua.
Nhưng đánh giá của chúng tôi cho thấy, các yếu tố rủi ro liên quan đến chế độ ăn uống chính là lượng natri cao, trong khi thực phẩm có lợi cho sức khỏe lại được ăn với tỉ lệ thấp như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt và rau củ quả".
Báo cáo nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải can thiệp toàn diện để thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh ở tất cả các quốc gia.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với các bệnh không truyền nhiễm và tử vong
Trước đây, do sự phức tạp của các đặc điểm riêng về cách tiêu thụ thực phẩm trong chế độ ăn uống ở các quốc gia khác nhau nên không thể đánh giá hiệu quả sức khỏe của chế độ ăn nào là tối ưu đối với đa số người dân.
Nhưng nghiên cứu mới gần đây đã kết hợp với việc phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu dịch tễ học đã xác định được mối liên quan giữa các yếu tố chế độ ăn uống và các bệnh không lây nhiễm.
Nghiên cứu đã xem xét 15 yếu tố trong chế độ ăn uống - trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, sữa bò, chất xơ, canxi, axit béo từ hải sản, chế độ ăn ít chất béo không bão hòa đa, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ uống có đường, axit béo trans và chế độ ăn nhiều natri.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 11 triệu người đã chết vì chế độ ăn kém chất lượng trong năm 2017. Trong số các trường hợp tử vong liên quan đến chế độ ăn trên toàn cầu, chế độ ăn nhiều natri, ít ngũ cốc nguyên hạt và ít trái cây chiếm hơn một nửa.
Nguyên nhân của tỉ lệ tử vong này bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2. Số người liên quan đến chế độ ăn uống đã tăng từ 8 triệu vào năm 1990 lên 11 triệu, chủ yếu là do sự gia tăng dân số và dân số già.
Xu hướng tiêu dùng toàn cầu
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc ăn đủ tất cả 15 yếu tố nêu trên là chưa được thực hiện tối ưu ở hầu hết các khu vực trên thế giới - không có khu vực nào có tỉ lệ hàm lượng thức ăn tốt nhất trong tất cả 15 yếu tố thực phẩm đã nêu.
Nghiên cứu cũng cho thấy, một số khu vực đã thực sự quản lý tốt chế độ ăn để bổ sung đúng lượng các yếu tố nêu trên trong chế độ ăn uống.
Ví dụ, người dân vùng Trung Á tuân thủ chế độ ăn có lượng rau quả tiêu thụ tốt nhất. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có chế độ ăn giàu hải sản, axit béo omega- 3 tốt nhất, Caribbean, châu Mỹ Latinh, Nam Á, châu Phi cận Sahara tiêu thụ lượng đậu tốt nhất.
Ngoài ra, các loại thực phẩm sức khỏe thường thiếu trong chế độ ăn uống của hầu hết mọi người dân trên thế giới là các loại hạt và hạt.
Giáo sư Nita Forouhi từ Đại học Cambridge cho biết: "Mọi người nghĩ rằng ngay cả việc ăn một miếng hạt nhỏ cũng sẽ khiến bạn béo lên, nhưng chúng chứa đầy chất béo có lợi. Hầu hết mọi người không nghĩ chúng là thực phẩm chính thống. Một lý do khác là giá cả".
Sự khác biệt khu vực
Do thói quen ăn uống khác nhau, nguy cơ của chế độ ăn uống xấu cũng khác nhau. Theo đặc điểm khu vực về thói quen ăn uống lượng natri cao như ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan có thể đối diện với nguy cơ tử vong và bệnh tật lớn.
Ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Ai Cập, Đức, Iran và các quốc gia khác, lượng ngũ cốc nguyên hạt thấp là yếu tố nguy cơ chính trong chế độ ăn uống đối với tỉ lệ tử vong và bệnh tật. Ở Bangladesh, ăn ít trái cây là nguy cơ gây ra nhược điểm chính trong chế độ ăn kiêng.
Năm 2017, có một sự khác biệt gấp 10 lần giữa quốc gia có tỷ lệ tử vong liên quan đến chế độ ăn uống cao nhất (Uzbekistan) và quốc gia thấp nhất (Israel).
Tại Israel, tỉ lệ tử vong thấp là 89/100.000 dân vì các bệnh liên quan đến chế độ ăn, trong khi Trung Quốc đứng thứ 140 và có tỉ lệ tử vong 350/100.000 dân vì nguyên nhân này. Mức độ nghiêm trọng của các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống nổi bật mà nhiều môn thể thao chưa được thực hiện hiệu quả và đều đặn.
Theo Trí thức trẻ