1. Sẽ chẳng bao giờ tồn tại cái gọi là "dễ dàng hơn"
Mỗi độ tuổi lại chào đón những thách thức khác nhau. Khi còn nhỏ, vật lộn với việc đánh vần, đi học vật lộn với thi cử, ra đời vật lộn với công việc, với deadline. Khi còn nhỏ, luôn nghĩ rằng lớn lên rồi mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, mình có thể tự giải quyết được mọi chuyện, nhưng, khi bạn nghĩ rằng bạn có thể xử lý mọi thứ thì đó cũng là lúc bạn bắt đầu phát hiện ra rằng điều đó không đúng chút nào.
Sẽ chẳng bao giờ có cái gọi là dễ dàng hơn, nhưng bạn sẽ mạnh mẽ hơn thông qua những lần trải nghiệm. Khi đó, bạn sẽ không còn nghi ngờ chính mình nhiều như lúc trước và bạn cũng sẽ không tự đánh bại chính mình nhiều như bạn đã từng làm. Không bao giờ là dễ dàng hơn, nhưng bạn luôn có thể tìm ra cách để làm cho nó dễ dàng hơn.
2. Tôi không phải là thánh, tôi chỉ là một con người bình thường
Tôi đã lớn lên cùng với sự ngoan ngoãn và khiêm tốn, kiểu người không bao giờ thực sự dám mạo hiểm và cảm thấy quá thoải mái trong vùng an toàn của mình. Vì vậy, khi dám ra "chui ra" khỏi lớp vỏ của mình, tôi đã phạm rất nhiều sai lầm. Tôi đã đưa ra những quyết định gây hậu quả xấu cho bản thân và những người khác. Mọi người mất niềm tin vào tôi và tôi mất niềm tin vào mọi người. Tôi luôn nhớ tới những sai lầm đó để nhắc nhở bản thân mình là người như thế nào.
Nhưng, tôi đã sai vì tôi không phải là một vị thánh, tôi chỉ là con người. Nếu tôi sống để tránh phạm sai lầm, thì theo một cách nào đó, tôi đã phủ nhận sự hiện diện của chính mình, bởi lẽ sống trên đời, ai chẳng có lúc thăng trầm.
3. Sức khỏe quan trọng hơn bất cứ điều gì khác
Chúng ta chỉ biết trân trọng khi một thứ gì đó hoặc ai đó biến mất, đối với sức khỏe cũng là vậy. "Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì". Câu nói này chưa bao giờ là sai. Dù có phải nhắc đi nhắc lại bao nhiều lần nữa thì tôi cũng luôn muốn nhấn mạnh rằng sức khỏe quan trọng hơn bất cứ điều gì, nó là thứ duy nhất mà chúng ta có thể dựa vào.
4. Những cuộc cãi vã cho biết độ bền trong mối quan hệ của hai người
Cãi nhau, có cặp đôi nào chưa từng? Sắp tới, mối quan hệ của tôi sẽ bước sang năm thứ chín và tất nhiên, nó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vấn đề không phải ở chỗ cãi nhau xem ai sạch sẽ hơn ai, hay nổi điên lên vì ai đó không nhớ ngày này ngày kia, thậm chí cãi nhau chỉ vì buồn chán, mà những cuộc cãi vã đó nói lên rất nhiều điều về độ "bền vững" trong mối quan hệ của hai người.
Khi một mối quan hệ trong giai đoạn tiến triển, các "cuộc chiến" và thảo luận đi kèm cũng tiến triển theo. Nhưng, theo thời gian, những cuộc cãi vã đó sẽ biến thành những cuộc "trò chuyện" giúp chúng ta hiểu nhau nhiều hơn thay vì những cuộc chiến mà chúng ta chỉ ở đó để đổ lỗi cho nhau.
5. Hướng nội không phải là điểm yếu
Trong một khoảng thời gian khá dài, tôi nghĩ có gì đó không ổn với bản thân mình, tôi thích ở một mình thật yên tĩnh. Trong một thời gian dài, tôi đã cố gắng trở nên hướng ngoại hơn, nhưng sau những cuộc gặp gỡ với bạn bè, tôi luôn cảm thấy kiệt sức. Tôi luôn nghĩ về hướng nội theo một cách tiêu cực, vì vậy tôi luôn cố gắng để thay đổi cái "điểm yếu" này của mình.
Nhưng rồi, tôi nhận ra, hướng nội của tôi không phải là điểm yếu. Chẳng tốt hơn khi là một người hướng ngoại, bởi lẽ chúng ta chỉ đơn giản khác nhau ở "hướng năng lượng" mà thôi.
6. Đừng bắt mình nở nụ cười vì lợi ích của người khác
Giữ lại nụ cười cho những gì và những ai khiến bạn thực sự vui vẻ. Giữ nó cho chính mình, và chia sẻ nó khi bạn thực sự muốn. Tôi thường mỉm cười và làm bừng lên bầu không khí xung quanh để khiến mọi người vui vẻ và hạnh phúc, nhưng đôi khi lại luôn quên mất một người quan trọng cần tôi nở nụ cười mỗi ngày: bản thân mình.
7. "Ảo tưởng" về cuộc sống khiến tôi thất vọng liên tục
Trước đó, thế giới trong tôi luôn là một vùng đất lý tưởng, nơi mà mọi người đối xử tử tế và hòa đồng với nhau, những đám mây cầu vồng che kín bầu trời và kẹo bông gòn rơi đầy mặt đất. Nhưng, tôi cũng luôn phải "tỉnh mộng" và tự nhắc nhở mình rằng thế giới không phải lúc nào cũng là cầu vồng và bươm bướm. Thế giới này rất khắc nghiệt, hãy nhớ rằng, xã hội này sẽ không vì bạn không biết gì, không vì bạn nghĩ nó tốt đẹp mà sẽ đối xử nhân từ với bạn.
8. Cảm thấy sai sai, đừng vội phủ nhận
Có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu như muốn phát điên lên, chẳng muốn làm bất cứ việc gì. Nếu cảm thấy có gì sai sai, đừng vội phủ nhận nó. Thay vào đó, hãy đối mặt với nó, nhận thức bạn đang cảm thấy như thế nào. Thể hiện nó ra nếu bạn cảm thấy cần thiết, nói chuyện với ai đó nếu bạn muốn. Nhưng, đừng phủ nhận nó, bởi một khi đã nhận thức được vấn đề của mình rồi, chỉ cần bạn dành thời gian thích hợp để nghỉ ngơi và thừa nhận thiệt hại tạm thời của cơ thể, bạn sẽ sớm hồi phục trở lại.
9. Bạn không cần động lực hoặc cảm hứng để bắt đầu một cái gì đó hay giữ cho quả bóng lăn
Chúng ta luôn gắn số phận của những hành động của mình với động lực hoặc cảm hứng. Chúng ta bỏ qua nhiều thứ hay ho chỉ vì "không có hứng". Chúng ta nói với bản thân rằng mình cần động lực hoặc cảm hứng để bắt đầu, nhưng nó chỉ là một cái cớ nhạt nhẽo cho sự trì hoãn. Nếu cứ phụ thuộc vào những thứ như động lực hay cảm hứng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm được gì. Những gì chúng ta thực sự cần là sự kiên trì và một mục tiêu rõ ràng. Cảm hứng có thể mang đến cho bạn những ý tưởng thiên tài nhưng sự kiên trì mới tạo ra những bước nhỏ để tới đích.
10. Cỏ luôn có vẻ xanh hơn ở phía bên kia ngọn đồi
Tôi đổ lỗi cho đất nước và những người xung quanh vì sự xui xẻo của mình, vì vậy, tôi đã đi đến một nơi rất xa nhà. Tôi đã mơ ước được đặt chân đến đó trong một khoảng thời gian dài và luôn cho rằng tất cả những lo lắng của tôi sẽ bị cuốn trôi ngay khi chân tôi đặt chân đến đó. Nhưng không, tôi lại gặp phải một cơn bão khác. Tôi sững sờ và cô đơn, tôi bắt đầu suy ngẫm về bản thân mình và tự hỏi tại sao tôi không biết ơn vì hiện tại tôi đang sống. Đó là bởi cỏ luôn có vẻ xanh hơn ở phía bên kia ngọn đồi. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi không học cách thỏa mãn với chính mình và những gì mình đang có.
Theo Trí thức trẻ