Theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - dịch sốt xuất huyết năm nay đang diễn biến phức tạp và chắc chắn chưa dừng lại. Hơn nữa, trong thời điểm miền Bắc nắng mưa đan xen liên tục như hiện nay càng tạo điều kiện cho muỗi phát triển, đẻ trứng, làm số bệnh nhân tăng lên.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc bệnh tăng 67,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Và đã có tới 24 người tử vong. Riêng trong tuần 14-20/8, Hà Nội ghi nhận thêm 3.524 trường hợp, nâng tổng số ca sốt xuất huyết tại thủ đô lên con số 18.862. Có thể nói, đại dịch sốt xuất huyết đã đạt đến mức báo động đỏ.
10 kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh, phát hiện và điều trị kịp thời khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt xuất huyết.
Có thể nói, đại dịch sốt xuất huyết đã lên đến mức báo động đỏ. Ảnh minh họa.
1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi nhiễm Aedes aegypti gây ra. Bệnh xảy ra khá phổ biến trong thời tiết mưa nhiều, không khí nóng ẩm như hiện nay.
2. Sốt xuất huyết lây truyền như thế nào?
Sốt xuất huyết có thể lây lan truyền tiếp theo cơ chế: muỗi đốt người bệnh - hút phải máu có virus - sau đó virus nhân lên trong cơ thể muỗi. Khi đốt người khác, chúng truyền virus sốt xuất huyết đi. Virus cũng có thể truyền qua trứng muỗi. Muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền virus cho người khác sẽ bị sốt xuất huyết.
3. Sốt xuất huyết khác gì với sốt rét?
Sốt rét là bệnh chỉ lây lan qua vết cắn của muỗi cái Anopheles gây ra. Muỗi sốt rét thường tấn công vào ban đêm.
4. Dấu hiện nhận biết sốt xuất huyết?
Những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm nên thường bị mọi người bỏ qua. Để khi bệnh năng hơn mới phát hiện sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và dễ dẫn đến hậu quá khó lường. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có các biểu hiện dưới đây thì cần đi khám ngay.
5. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên phòng bệnh trước khi nhiễm bệnh.
6. Việc phải làm để phòng tránh sốt xuất huyết?
Chúng ta cần biết cách phòng bệnh ngay từ đầu. Không nên chờ đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”. Không chỉ phòng bệnh cho bản thân mà bạn còn có thể giúp cả những người xung quanh phòng tránh sốt xuất huyết nữa đấy.
7. Bị sốt xuất huyết 1 lần rồi có thể mắc lại không?
Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân đã nhiễm chủng nào thì chỉ có khả năng miễn dịch suốt đời với chủng virus đó thôi. Vậy nên, một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
8. Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến bộ phận nào của cơ thể?
Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể, từ não đến gan, thận, hô hấp... Đa số các trường hợp đều trị khỏi bệnh và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có biểu hiện sốc ở ngày 4-6, cơ thể có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời thì sốt xuất huyết sẽ gây tử vong.
9. Nên ăn gì khi sốt xuất huyết?
10. Nên kiêng gì khi sốt xuất huyết?