Ông Vũ Công Long, Trại trưởng trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Polyvac, Bộ Y tế.
Được biết, sau khi tiêm vaccine, những chú khỉ này đều ổn định, không có biểu hiện bất thường. Vết tiêm không nổi u cục, không nổi mề đay, không bị ho sốt, thân nhiệt ổn định, ăn uống bình thường.
Sau khi tiêm, hàng ngày, cán bộ theo dõi sẽ quan sát từng con khỉ. Đặc tính của khỉ khi khoẻ mạnh là mắt sáng, nghịch ngợm, nhảy nhót. Ông Phạm Xuân Thái, chuẩn đoán viên bệnh động vật, Phòng thực nghiệm đảo Rều cũng cho biết, mốc quan trọng nhất để theo dõi khỉ thử vaccine là 1 tuần sau khi tiêm vì trong khoảng thời gian này có thể có những phản ứng nhanh.
12 chú khỉ thử nghiệm vaccine Covid-19 có gì đặc biệt?
“Quá trình theo dõi quan sát về sau cũng rất quan trọng để tìm hiểu các phản ứng phụ nếu có thì mới có thể đánh giá hoàn toàn tình trạng của khỉ. Vì đây là những chú khỉ trưởng thành và rất lớn, nên quá trình bắt rất khó, khi đó phải cần 2-3 người bắt và giữ để kiểm tra thân nhiệt, kiểm tra vết tiêm có bị sưng hay bị xung huyết trong tuần đầu hay không”- ông Thái cho biết
Ông Long cũng cho biết, dự kiến, việc theo dõi đàn khỉ tiêm thử nghiệm vaccine là khoảng 4 tháng. Sau đó, nếu kết quả trên đàn khỉ khả quan, khỉ hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường, các nhà nghiên cứu chuyên môn sẽ tiến hành lấy máu, đánh giá độ an toàn vaccine, đáp ứng miễn dịch sau đó mới tiến hành thử nghiệm trên người.
Hơn 30 năm trong nghề nuôi dưỡng và chăm sóc khỉ phục vụ nghiên cứu khoa học, ông Long cũng cho rằng, chưa ghi nhận trường hợp vaccine gây phản ứng phụ trên khỉ. Cũng theo ông Long, hiện đã có 2 đơn vị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ ở đảo Rều gồm Nanogen và Vabiotech. Hiện Nanogen đã thử nghiệm trên khỉ thành công, chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng./.
Theo VOV