Dựa theo các nghiên cứu khoa học, rất nhiều chuyên gia về sức khỏe Nhi khoa đã lên tiếng khuyên các bậc cha mẹ cần phải chú ý cất giữ một số thứ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thật cẩn thận. Bởi những thứ này được đánh giá chứa nhiều tế bào gốc có nhiều lời ích cho trẻ sau này, thậm chí có thể cứu mạng trẻ trong các trường hợp trẻ gặp nạn.
Thứ nhất, lưu trữ máu cuống rốn
Rốn trẻ sơ sinh là sản phẩm thường bị thường bị bỏ đi dưới dạng rác y tế sau sinh. Tuy nhiên, theo khoa học đã chứng minh, trong dây rốn của bé sơ sinh có chứa các tế bào gốc có thể dùng để chữa nhiều bệnh và thương tật hiểm nghèo.
Trong dây rốn trẻ sơ sinh có chứa các tế bào gốc cực tốt. (Ảnh minh họa) |
Trong một chia sẻ, Bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) đã cho biết, lưu giữ tế bào gốc cho bé ngay từ khi chào đời là nguồn tế bào gốc “trẻ”, chứa nhiều loại tế bào gốc nhất. Đặc biệt, nó có khả năng phù hợp miễn dịch cao để:
– Chữa bệnh cho chính bệnh nhi.
– Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,…) và cho cộng đồng (trong nước, quốc tế) khi có chỉ số sinh học phù hợp.
“Lưu giữ lâu dài tế bào gốc dây rốn là một biện pháp bảo đảm sức khỏe trong tương lai cho con bạn và gia đình. Nó được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học”. Do vậy, mọi gia đình nên lưu giữ máu cuống rốn cho trẻ ngày sau sinh”, bác sĩ Song Hà khuyến cáo.
Các bố mẹ nên lưu trữ máu cuống rốn cho con mới sinh. (Ảnh minh họa) |
Bác sĩ cũng đưa ra một số bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn như ung thư máu, suy giảm miễn dịch, khối u…
Ngoài việc lưu trữ máu cuống rốn, trẻ sau sinh cũng được khuyên nên thực hiện lấy máu gót chân để có thể làm các xét nghiệm, phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo, khó chữa sau này.
Thứ hai, răng sữa của trẻ
Răng sữa là lứa răng đầu đời của trẻ thường sẽ rụng chiếc đầu tiên vào khoảng 5-6 tuổi và bắt đầu mọc những chiếc răng vĩnh viễn, chắc chắn.
Khi răng sữa của trẻ rụng, thông thường các bậc cha mẹ thường có thói quen vứt đi hoặc bỏ xuống gầm giường nhé
Răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu thay trong khoảng thời gian 5-7 tuổi. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên ít ai ngờ, bên trong chiếc răng sữa tưởng như bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.
Vào năm 2003, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để sửa chữa các tế bào bị hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ.
Trong răng sữa có chứa những tế bào gốc có giá trị. (Ảnh minh họa) |
Trên thực tế, có một cô bé người Anh đã được bố nha sĩ lưu trữ tủy răng và cất giữ để dùng trong tương lai.
Theo eva.vn