Anh hiện làm việc như là một nhà phân tích tài chính và đã tiết kiệm được gần 200.000 USD thông qua tài khoản hưu trí và việc đầu tư vào các quỹ chỉ số chi phí thấp. Sean hy vọng sẽ kiếm đủ tiền để nghỉ hưu vào cuối năm 30 tuổi. Dưới đây là chia sẻ của anh về hành trình kiếm tiền và tiết kiệm của mình.
Khi tôi 16 tuổi, tôi đã có 1 ngày làm việc cực nhọc dưới ánh mặt trời Texas gay gắt. Nhưng đó là một ngày rất đặc biệt vì cuối cùng, tôi đã có đủ tiền để tài khoản ngân hàng của mình vượt qua con số 500đô la.
Khi tôi 18, 500 đô la đã tăng lên đủ để tôi bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Ở tuổi 25, tôi có 100.000 đô la, và ở tuổi 26 là 150.000 đô la. Hiện nay, tôi đã 27 tuổi và tôi đã tiết kiệm gần 200.000 đô.
Trong thực tế, tôi là một anh chàng bình thường với một công việc bình thường. Việc đầu tư cổ phiếu của tôi cũng không mấy hiệu quả, lương tôi kiếm được không nhiều hơn thu nhập trung bình trong thành phố tôi đang sống. Vậy tôi đã kiếm tiền và tiết kiệm chúng như thế nào?
Thật may mắn là tôi đã biết đến một vài lời khuyên về tiền bạc khá sớm và áp dụng chúng một cách hiệu quả. Dưới đây là một vài lời khuyên tốt nhất mà tôi muốn chia sẻ với cộng đồng.
1. Đầu tư vào chính mình là khoản đầu tư sinh lời nhất
Khi còn ở trường đại học, vấn đề học phí và việc giá cả ngày một leo thang khá là đau đầu với tất cả sinh viên. Nhiều người đã phải xem xét việc học đại học sẽ thực sự mang lại cho họ điều gì.
Nhưng tỷ phú Warren Buffett từng nói: Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể kiếm được trong giai đoạn này là đầu tư vào chính bản thân bạn. Một giao dịch 4 năm để mua được một nghề nghiệp với sự hỗ trợ từ việc vay vốn sinh viên.
Tôi đã đầu tư vào chính mình trong suốt 4 năm đại học. Sau khi ra trường, với tư cách là một nhà phân tích tài chính, tôi nhanh chóng tìm được việc, thậm chí ngay cả khi thị trường lao động bất ổn. Bây giờ, tôi hy vọng bằng cấp của mình sẽ tiếp tục xây dựng một nền tảng tốt hơn và đem lại thu nhập cao hơn trong tương lai.
2. Tránh xa cái bẫy nợ tiêu dùng
Lời khuyên tiếp theo là hãy tránh xa cái bẫy của các khoản nợ tiêu dùng. Nói một cách đơn giản, bạn gần như không thể tiết kiệm nhiều của cải nếu tiền của bạn bị rò rỉ mỗi tháng thông qua các khoản vay tự động và nợ thẻ tín dụng.
Benjamin Franklin, một trong những người nghỉ hưu sớm đầu tiên của đát nước đã nói rằng, một vết rò rỉ nhỏ cũng có khả năng nhấn chìm một 1 con tàu tuyệt vời. Và anh ấy đã đúng. Cố gắng xây dựng sự giàu có trong khi trả lãi ngân hàng cũng giống như chèo một con thuyền rò rỉ đi chống lại hiện tại.
Để tránh nợ nần, tôi đã mua 1 chiếc xe chỉ 13.000 đô la mà không có bất cứ khoản vay nào. Tôi cũng sử dụng thẻ tín dụng thông thường và chưa bao giờ phải trả lãi suất.
3. Nắm bắt quỹ chỉ số chi phí thấp
Giống như hầu hết các nhà đầu tư khác, khi bắt đầu giai đoạn đầu tư, tôi đã tưởng tượng bản thân mình là Warren Buffet tiếp theo. Nhưng tôi nhanh chóng vỡ mộng khi tốn hàng ngàn đô la cho việc lựa chọn cổ phiếu cá nhân, thương nhân và các quỹ đầu tư tích cực.
Ngay sau đó, tôi nhận ra rằng, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nên chọn một quỹ đầu tư chi phí thấp thì hơn.
4. Suy nghĩ xem chi tiêu thế nào sẽ làm bạn hạnh phúc
Các cuộc điều tra của chính phủ cho thấy, 52% ngân sách của người bình thường được dùng cho mua nhà, xe hơi và mua vật chất. Một căn nhà với nhiều căn phòng đầy đủ đổ đạc có làm cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn, hay bạn chỉ đang tạo ra nhiều việc hơn cho chính mình.
Với tôi, những đồ gia dụng bằng thép không rỉ và các tấm đá granite không mấy ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Thế nên, tôi đã chọn 1 căn hộ tồi hơn để tiết kiệm hàng trăm đô la tiền thuê nhà hàng tháng.
Tôi cũng thấy việc lái chiếc xe 30.000 đô la và chiếc 13.000 đô la đi làm không có sự khác biệt nhiều, do vậy tôi chọn chiếc rẻ hơn để không vướng vào các khoản nợ tài chính.
5. Tránh lạm phát lối sống
Khi chuyển đến một nơi khác sống, thật dễ dàng để muốn chi tiêu nhiều hơn. Chúng ta sẽ cảm thấy ghen tị với việc mua hàng của bạn bè mới và bắt đầu thổi phòng lối sống của mình sao cho phù hợp.
Những lối sống bị thổi phòng này làm người ta cảm thấy bớt căng thẳng nhưng sẽ tạo ra một mớ hỗn độn về tài chính vì trong tương lại, họ rất có thể không đủ tiền để mua hết những gì họ đã sáng tạo ra.
Thay vì thổi phồng lối sống của bản thân, hãy nhận ra cuộc sống hiện tại đã là tuyệt vời rồi và tập trung vào việc duy trì nó. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tốt hơn.
6. Sự giàu có là một hành trình nhất quán, không phải một cuộc đua
Một trong những sai lầm đầu tư phổ biến nhất mà mọi người hay mắc phải là đầu tư quá nhanh và quá mạnh. Kết quả là nhiều nhà đầu tư bắt đầu lầm tưởng rằng cách duy nhất để làm giàu là phải chấp nhận rủi ro rất lớn. Họ luẩn quẩn trong suy nghĩ này và dần nản lòng khi thấy tiền của mình mất đi rất nhiều.
Khi tôi nhìn lại con đường đầu tư của mình, tôi khá ngạc nhiên bởi cách làm của mình thật đơn giản. Tôi không tạo ra một công ty siêu lợi nhuận, tôi không giàu lên nhanh chóng vì một cổ phiếu và tôi đã không đầu tư vào bất kỳ một giao dịch bất động sản lãi suất cao nào.
Hầu hết các khoản đầu tư của tôi khá nhàm chán. Tôi đã đầu tư vào các quỹ có chỉ số lệ phí thấp, lợi dụng tài khoản hưu trí và vì thế, tôi luôn tiết kiệm được nhiều tiền.
Bài viết có sử dụng tư liệu của Business Insider