4 loại rau quen thuộc chứa hàm lượng axit oxalic cao hơn bạn nghĩ, có thể gây sỏi thận, nên sử dụng cẩn thận

Các loại rau giàu axit oxalic gây sỏi thận mà bạn cần cẩn thận khi sử dụng đó là rau bina, mướp đắng, rau muống...

 

- Hạnh nhân: Thực phẩm này chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, nhưng chúng cũng chứa nhiều oxalat. 28g hạnh nhân chứa 122mg oxalat.

- Khoai tây: Một củ khoai tây nướng cỡ vừa chứa 97mg oxalat mỗi khẩu phần. Chủ yếu oxalat nằm ở vùng vỏ của khoai tây. Đồng thời, vỏ khoai tây cũng chứa thêm cả các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C và vitamin B.

Có nên kiêng hoàn toàn rau chứa axit oxalic ra khỏi chế độ ăn không?

Hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều chứa oxalat, tuy nhiên chúng cũng rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do vậy, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của mình. Ngoài ra, nên lựa chọn khẩu phần ăn và lối sống tốt để làm giảm tác động của oxalat. Bằng những cách sau:

- Cân bằng thực phẩm giàu oxalate với các loại trái cây và rau quả khác có thể đảm bảo bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình.

- Uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải oxalat ra ngoài.

- Hạn chế lượng natri và đường vì có thể gây sỏi thận ở mức độ cao

- Nhận đủ lượng vitamin C được khuyến nghị - quá nhiều có thể làm tăng sản xuất axit oxalic trong cơ thể bạn.

- Các loại rau giàu oxalat nên được chần qua trước khi chế biến.

- Một số loại thực phẩm có hàm lượng oxalat thấp, nên tiêu thụ thường xuyên đó là cải xoăn, cải thìa, hạt điều, đậu phộng, hạt bí ngô, hạt hướng dương, khoai lang, đậu thận, quả việt quất...

Cơ thể chúng ta có chức năng đào thải oxalat ra bên ngoài, mỗi người có thể nhận 200-300mg oxalat mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ bị sỏi thận thì chỉ nên giới hạn oxalat là 100mg/ngày. Tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống nào là tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU