1. Chúng học cha mẹ để cãi nhau với người xung quanh
Khi thấy cha mẹ cãi nhau không ngừng, trẻ em cũng làm vậy. Những đứa trẻ bắt đầu nghĩ rằng việc nổi giận và cãi vã với những người xung quanh hoàn toàn bình thường.
Và khi lớn lên chúng cũng sẽ lặp lại những cuộc cãi vã thường xuyên với vợ/chồng và người xung quanh. Điều này sẽ dễ dàng dẫn đến đổ vỡ hôn nhân và mất các mối quan hệ.
2. Khiến con cảm thấy không an toàn
Trẻ em phát hiện cảm xúc tiêu cực khá dễ dàng và chúng siêu nhạy cảm với những xung đột gia đình. Những bậc cha mẹ thường xuyên cãi nhau thì sẽ khiến con cái cảm thấy không an toàn.
Sự căng thẳng giữa các bậc phụ huynh có thể đe dọa đến cảm giác an toàn của trẻ, khiến chúng cảm thấy bản thân mình có lỗi. Cuối cùng con cái trưởng thành với sự tự ti và không còn tin tưởng vào những người xung quanh.
3. Con dễ bị căng thẳng
Khi trẻ em không cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình thì chúng sẽ dễ bị căng thẳng dẫn đến những cơn ác mộng và cảm giác sợ hãi.
Lâu dần, sự căng thẳng sẽ dẫn đến giảm tập trung hay thậm chí là chán ăn, sút cân, tâm lý bất ổn hoặc nặng hơn là trầm cảm.
4. Gặp khó khăn khi xây dựng mối quan hệ
Trẻ em sống trong môi trường luôn có những cuộc cãi vã thì khi lớn lên chúng sẽ đề phòng với các mối quan hệ đặc biệt là khi xây dựng gia đình.
Chúng sẽ cảm thấy xa cách và khó khăn khi bước vào mối quan hệ với bạn bè và người thương.
Trẻ sẽ luôn hoài nghi về tình cảm của người khác dành cho mình vì sợ bị rơi vào hoàn cảnh giống như cha mẹ.
5. Hình thành những thói quen xấu
Trẻ em thường muốn bắt đầu làm mọi thứ để ngăn chặn những cảm xúc xấu. Vì vậy, để đối phó với một tình huống căng thẳng trong gia đình, chúng có thể phát triển những thói quen không lành mạnh.
Hành vi này có thể bao gồm ăn quá nhiều, sử dụng trò chơi video quá mức hoặc các nỗ lực khác để thoát khỏi thực tế.
Trẻ cũng có thể thể hiện cảm giác khó chịu một cách gián tiếp. Chúng có thể mất hứng thú với trường học, đánh nhau với bạn bè và trở nên tức giận khi chơi với đồ chơi.
Theo Trí thức trẻ