Trên thực tế, đa phần bệnh tật không thể tự nhiên bộc phát trong một sớm một chiều, và sự xuất hiện của ung thư cũng là một quá trình tích lũy. Ngoài gen di truyền, một số thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt cũng có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt liên quan mật thiết đến từ “tiết kiệm”!
Dưới đây là 6 thói quen tiết kiệm của nhiều người gây ra ung thư, ai cũng mắc phải ít nhất 1 cái mà chẳng bao giờ để ý tới.
1. Tiết kiệm điện: Nấu nướng không bật máy hút mùi
Hiện nay hầu như gia đình nào cũng lắp đặt máy hút mùi, tuy nhiên một số người quen tiết kiệm luôn lo lắng sẽ tốn điện và không bật máy hút mùi khi nấu nướng.
Thực tế, các đặc tính của dầu ăn sẽ thay đổi dưới nhiệt độ cao và có thể tạo ra nhiều chất độc hại, chẳng hạn như:
- Ở 130 độ C, chất béo không bão hòa bắt đầu bị phân hủy và dần dần có thể tạo thành benzopyrene, dinitrophenol (DNP) và các chất có thể gây ung thư khác;
- Acrolein sẽ được tạo ra ở 150 độ C, sẽ gây kích ứng mắt, mũi, họng và các bộ phận khác, gây khô mắt, khô họng, tức ngực, chóng mặt, nôn mửa và các triệu chứng khó chịu khác;
- Trên 200 độ C sẽ sinh ra các chất độc mạnh như nitơ oxit, hít phải quá nhiều lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, khí phế thũng...
Dữ liệu cho thấy những người tiếp xúc với khói dầu trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 2 ~ 3 lần người bình thường! Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở nữ giới ngày càng cao.
2. Tiết kiệm thực phẩm: Thực phẩm hỏng không vứt bỏ
Lạc, ngô, táo... nhiều loại thực phẩm sẽ hư sau khi để trong nhà thời gian dài. Lúc này, để tiết kiệm thực phẩm, nhiều người chọn cách cắt bỏ những phần hỏng, mốc rồi ăn tiếp, nhưng liệu cách này có thực sự an toàn? Hãy coi chừng rằng một số lượng lớn "yếu tố gây ung thư" đã được sản sinh bên trong nó!
Ví dụ, khi thực phẩm giàu tinh bột như lạc và ngô bị hư hỏng và biến chất, nấm Aspergillus flavus có thể phát triển. Ăn lâu dài sẽ gây ra thay đổi DNA và dẫn đến ung thư gan. Trái cây như táo và chuối bị thối, phần lớn do nấm Alternaria, Penicillium dilatatum gây ra. Nhiễm vi sinh vật dù nhẹ nhất cũng có thể gây rối loạn chức năng trao đổi chất, phù thận, tổn thương thần kinh, hô hấp, hệ tiết niệu, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan.
Quan trọng hơn, khả năng phát hiện các loại vi khuẩn này thường khó nhìn thấy bằng mắt thường, khi độ thối rữa đến một phạm vi nhất định, cả quả có thể bị “nhiễm độc”.
3. Tiết kiệm chi phí: Không thay mới định kỳ một số dụng cụ trong nhà
Để tiết kiệm chi phí, một số người đã sử dụng thớt và đũa gỗ/tre trong nhà bếp từ vài năm nay. Như mọi người đã biết, đây là nơi kín gió, dễ ẩn chứa nhiều bụi bẩn!
Trên thớt thường có nhiều vết dao sau khi sử dụng lâu dài, trong khi đũa có xu hướng nứt sau thời gian dài sử dụng, dễ ẩn cặn thức ăn và gây nấm mốc, đồng thời có thể sinh ra chất gây ung thư - aflatoxin. Việc tiếp tục sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng.
Ngoài ra, môi trường bếp núc thường xuyên ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa, thớt, đũa gỗ rất dễ bị ẩm mốc nên việc thay thế kịp thời là cực kỳ quan trọng.
4. Tiết kiệm thức ăn thừa: Không muốn vứt bỏ thức ăn qua đêm
Nhiều người có thói quen ăn các món để qua đêm. Nếu không thể ăn hết thức ăn, họ sẽ tiếp tục ăn chúng vào ngày hôm sau, thậm chí là 2 ngày sau. Thực tế, kiểu "tiết kiệm" này cũng dễ "làm khổ" cơ thể.
Một mặt, rau để qua đêm không chỉ mất nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ sinh vi khuẩn, đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu sẽ dễ bị tiêu chảy sau khi ăn, mặt khác rau để qua đêm sẽ sinh ra nitrit. Trong dạ dày, nitrit sẽ phản ứng với protein để tạo ra nitrosamine gây ung thư. Nếu tiêu thụ lâu dài có thể gây đột biến tế bào và gây ung thư dạ dày.
5. Tiết kiệm sức lực: Ngồi lâu, ít vận động
Nhiều người thường ngồi làm việc lâu hoặc chỉ nằm trên giường ở nhà, thỉnh thoảng đi ô tô, không bao giờ đi bộ khi ra ngoài. Như mọi người đã biết, việc tiết kiệm này sẽ âm thầm dẫn đến nguy cơ ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngồi trong một thời gian dài có nguy cơ ung thư ruột tăng khoảng 44%! Ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu kém, trực tiếp dẫn đến nhu động ruột chậm hơn, thời gian vận chuyển các chất độc hại chuyển hóa ra ngoài cơ thể lâu hơn, theo năm tháng sẽ làm tăng nguy cơ viêm ruột, thậm chí ung thư ruột.
Những người ít vận động dễ bị béo bụng. Nếu một lượng lớn mỡ tích tụ trong gan sẽ từ từ tiến triển thành gan nhiễm mỡ, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, tăng nguy cơ xơ hóa gan, ung thư gan mà còn dễ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
6. Tiết kiệm thời gian: Không ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng trong ngày, khoảng 30% nhu cầu năng lượng hàng ngày của cơ thể con người đến từ bữa sáng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên và nhân viên văn phòng thường bỏ bữa sáng để ngủ nhiều hơn vào các ngày trong tuần, thậm chí cuối tuần họ thường ngủ nướng đến trưa và ăn trưa thay bữa sáng.
Thứ hai, hệ thống nội tiết như tuyến giáp sẽ bị mất cân bằng, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm theo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như táo bón, viêm dạ dày, sỏi mật. Sau một cuộc khảo sát dài hạn trên 7000 người của Đại học Erlangen ở Đức, kết quả cho thấy rằng 40% người đã quen với việc bỏ bữa sáng sẽ có tuổi thọ trung bình thấp hơn 2,5 năm so với người ăn sáng đều đặn!
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline
Theo kenh14.vn