Anh Nguyễn Hồng Kỳ - áo đen, ngồi giữa.
Sức khỏe của bệnh nhân Y. diễn biến như biểu đồ hình sin, lúc khỏe vẫn tự ăn, tự đi vệ sinh, lúc mệt thì nằm li bì bỏ ăn bỏ uống. Những lúc khoẻ, cô Y lại tâm sự về cuộc đời mình và những đứa con và kiếp đẻ mướn. Nghe đến điều đó, anh Kỳ thấy thương cảm vô cùng vì hồng nhan bạc phận. Gần 20 ngày bên cạnh chăm sóc bệnh nhân tưởng chừng người bệnh sẽ qua khỏi. Cuối cùng, anh Kỳ được thông báo bệnh nhân đã tử vong. Anh muốn đến bên cạnh nhìn bệnh nhân lần cuối nhưng không kịp nữa vì tử thi đã được mang đi kho lạnh.
Mong ước thành hiện thực
Từ ngày đầu bước chân nhận nhiệm vụ ở phòng hồi sức cấp cứu, anh Kỳ ngày nào cũng cầu mong làm sao đóng cửa cái phòng hồi sức cấp cứu này, khi đó không còn bệnh nhân nặng và đến nay điều ước đã thành hiện thực. Đến đầu tháng 10, bệnh viện chỉ còn duy trì để tiếp nhận các ca cách ly và các ca thở oxy nhẹ. Một dấu hiệu rất tích cực cho Bệnh viện dã chiến 4 nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Ở đây là 1 kỉ niệm cũng là 1 trải nghiệm tuyệt vời đối với cá nhân anh Kỳ.
“Vui có, buồn có, vất vả có, thoải mái có, bao nhiêu thăng trầm cảm xúc đều được trải qua tại đây. Niềm vui khi thấy bệnh nhân khỏe mạnh đi về, buồn bã khi phải chứng kiến người mình chăm sóc bỏ cuộc ra đi. Kỉ niệm với các anh em cán bộ y tế ở Bệnh viện dã chiến 4 này sẽ không bao giờ quên, cũng không mong sẽ gặp lại anh em trong môi trường này, mà sẽ gặp anh em tại 1 môi trường khác như quán nhậu, đám tiệc nào đó” – anh Kỳ chia sẻ.
Trở về nhà sau 50 ngày sát cánh cùng phòng hồi sức cấp cứu, anh nhớ những bữa cơm dã chiến, nhớ những giấc ngủ vội, nhớ những chiếc giường bệnh viện, nhớ những việc mình đã làm.