Ăn rau mồng tơi mà không nắm được những lưu ý cực quan trọng này sẽ gây hại sức khỏe

Rau mồng tơi tốt cho sức khỏe chỉ khi bạn ăn đúng cách, ăn điều độ. Lương y Bùi Hồng Minh sẽ chỉ ra những lưu ý khi ăn mồng tơi, giúp bạn vừa khỏe vừa đẹp từ trong ra ngoài ngay trong bài viết này.

Mồng tơi là món ăn mát lành rất được dân gian ưa chuộng vào mùa hè. Trời nắng nóng cao điểm như gần đây mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì bằng. Có thể nói, thưởng thức canh rau mồng tơi vào mùa hè sẽ giúp bạn mát từ trong ra ngoài, đồng thời phòng chống được nhiều bệnh và làm da mịn đẹp.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn đúng cách, ăn điều độ. Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) sẽ chỉ ra những lưu ý khi ăn mồng tơi, giúp bạn vừa khỏe vừa đẹp từ trong ra ngoài:

Không nên ăn nhiều rau mồng tơi vì...

- Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt là ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.

- Sỏi thận: Vì chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận.

- Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.

Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước.

- Gây khó chịu trong dạ dày: Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. 1 chén rau mồng tơi nấu chín có 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.

Lương y Bùi Hồng Minh

Nên ăn mồng tơi 2 lần mỗi tuần. Những người bị sỏi thận, gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể.

Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn

Sử dụng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, giải nhiệt trong những ngày oi bức là kinh nghiệm được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Không chỉ mát, ăn mồng tơi còn tăng thêm tân dịch, khỏi khô háo, chống báo bón do mồng tơi có tính hàn lại nhuận tràng.

Tuy nhiên, cũng vì đặc tính này, người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu ăn mồng tơi khi đang mắc những chứng bệnh này thì tình trạng sẽ càng thêm nặng hơn.

Nếu ăn mồng tơi khi đang mắc những chứng bệnh này thì tình trạng sẽ càng thêm nặng hơn.

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Không ăn rau mồng tơi sống

Mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đó là lý do theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có nhiều chất nhầy này cần được nấu chín kỹ. Chưa kể, việc nấu chín kỹ mồng tơi rồi mới ăn cũng giúp bạn tận dụng tối đa những chất dinh dưỡng trong loại rau này. Do đó tuyệt đối không được ăn mồng tơi sống.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm

Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen cực nguy hiểm nói chung. Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.

Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau.

Chọn đúng rau mồng tơi sạch, không hóa chất để ăn

Để an toàn cho sức khỏe cả nhà, ngoài việc lựa chọn nguồn an toàn, khi đi mua rauy mồng tơi cần chú ý quan sát để mua được rau ngon, rau sạch. Rau mồng tơi an toàn có màu xanh hơi vàng, không xanh mướt, xanh đậm. Lá mồng tơi có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc, không bóng mượt bất thường như rau được phun thuốc kích thích.

 

Theo Tri Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU