Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời và xử trí tích cực nên những tình huống đáng tiếc đã không xảy ra, chức năng đông máu của các bé bình thường. Sau 7 ngày điều trị các bé được xuất viện.
Các bậc phụ huynh nên chú ý một số biện pháp phòng tránh và xử trí ban đầu ngộ độc nhằm bảo vệ con em mình khỏi những tình huống gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
- Quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn, không để trẻ tự chơi một mình, không để trẻ đến những nơi chứa thuốc, hóa chất,…của gia đình.
- Cất giữ những hóa chất gia dụng ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ,nên để ở những nơi riêng biệt, trên cao, khoá cẩn thận.
- Không dùng chai nhựa đựng nước uống để đựng hoá chất, thuốc và ngược lại cũng không nên dùng chai nhựa hoá chất trước đó để đựng nước.
- Các chai lọ đựng thuốc, hóa chất cần được ghi nhãn rõ ràng tránh nhầm lẫn
- Nên ưu tiên mua những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên ít độc hại.
- Dùng thuốc hợp lý, an toàn theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế. Giữ thuốc ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ thuốc quá hạn, ẩm, mốc, vỡ,…
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ các bé uống, ăn nhầm hóa chất, thuốc, các chất độc… cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất kèm theo loại thuốc, hóa chất đã phát hiện để các bác sĩ xử trí cấp cứu nhanh chóng và kịp thời, không nên tự ý xử trí tại nhà vì mỗi loại thuốc, độc chất sẽ có cách xử trí khác nhau, nếu can thiệp không thích hợp có thể làm nặng thêm tình trạng của bé. Nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc phải tắm gội bằng xà phòng, nước sạch, thay quần áo nhanh chóng trước khi đưa vào viện.