9. Xây dựng động lực
Đã bao nhiêu lần bạn đặt ra mục tiêu cho việc học tiếng Anh nhưng lại từ bỏ từ bỏ giữa chừng? Việc học ngoại ngữ chưa bao giờ là dễ dàng vì nó tốn rất nhiều thời gian và công sức. Trên hành trình chinh phục ngôn ngữ, sẽ có đôi ba lần bạn mất động lực học tập. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu nhưng quan trọng là bạn đừng để tình trạng này xảy ra quá lâu mà bất khi nào có dấu hiệu là phải sốc lại tình thần ngay lập tức.
Trong rất nhiều cách phân loại động lực, cách phân chia động lực nội tại - ngoại tại hay intrinsic - extrinsic của hai nhà tâm lý học Deci và Ryan là cách mọi người quan tâm nhất khi ứng dụng vào việc học ngoại ngữ.
Khái niệm động lực nội tại (instrinsic motivation) được xây dựng dựa trên nguyên lý cơ bản rằng con người là những sinh vật chủ động với nhu cầu xây dựng sự tự chủ cao và bản năng tò mò rõ rệt. Trong việc học ngoại ngữ, động lực nội tại có thể được biểu hiện như sau:
- Bạn chủ động tham gia các hoạt động liên quan tới ngoại ngữ mà không cần bị thúc ép bởi bất kỳ ai hay bất kỳ phần thưởng nào. Bản thân việc được tiếp xúc với một ngôn ngữ mới đã đem lại cho bạn niềm vui mãnh liệt.
- Bạn sẽ kiên trì với những bài tập khó đến cùng mà không vì mục đích điểm số hay sợ thất bại.
- Bạn liên tục tìm kiếm cơ hội để trau dồi năng lực ngoại ngữ ở mọi hoàn cảnh mà không cần bằng cấp.
Ngược lại, động lực ngoại tại (extrinsic motivation) là các yếu tố bên ngoài khiến bạn bắt buộc phải học ngoại ngữ, có thể là điểm số, học bổng, du lịch khám phá, nhu cầu được chứng tỏ bản thân với người khác, hoặc sự ép buộc từ cha mẹ hay thầy cô.
Nhìn chung, không dạng động lực nào là tốt hơn dạng động lực nào. Việc gia giảm một trong hai loại động lực trên khi học ngoại ngữ tuỳ thuộc vào 1) mục tiêu của việc học và 2) những tài nguyên hỗ trợ việc học ngoại ngữ hiện có.