Bác sỹ sản 'hot boy' kể chuyện 'vã mồ hôi' khi lần đầu tiên đỡ đẻ cho sản phụ

Sinh năm 1987, bác sỹ Trần Vũ Quang từng gây “sốt” khắp các diễn đàn mạng nhờ vẻ ngoài điển trai như diễn viên Hàn Quốc. Cũng chính vì vẻ ngoài đặc biệt của mình mà trong hơn 12 năm gắn bó với công việc sản khoa, vị bác sỹ này cũng gặp không ít tình huống “dở khóc, dở cười”.

“Ngại không đẻ được vì… bác sỹ đẹp trai quá!”

Có ngoại hình điển trai như diễn viên Hàn Quốc, nên bác sỹ Trần Vũ Quang (SN 1987) hiện công tác tại Bệnh viện Phụ sản TW vẫn được mọi người gọi vui là “bác sỹ hot boy”, “bác sỹ nam thần”. Cũng chính vì vẻ ngoài đặc biệt của mình mà trong hơn 12 năm gắn bó với công việc sản khoa, vị bác sỹ này cũng gặp không ít tình huống “dở khóc, dở cười”.

Nhiều bệnh nhân là phụ nữ đặc biệt là các thiếu nữ chưa chồng đều có chung tâm lý ngại ngùng, xấu hổ khi thấy bác sỹ trẻ, khác giới khám… phụ và sản khoa. Nhiều người bỏ chạy không dám khám tiếp, người hốt hoảng vùng dậy che khăn nhất định đòi đổi bác sỹ bằng được.

Vị bác sỹ 8x này kể, anh thường xuyên bị bệnh nhân nhầm tưởng là diễn viên và phòng khám được mượn làm bối cảnh trong phim nên nhất định không chịu hợp tác. Bi hài nhất là có sản phụ lên bàn đẻ, chuyển dạ đến nơi rồi, đau đến chảy nước mắt vẫn cầu xin bác sỹ “không đẻ nữa” với lý do “ngại không đẻ được”.

Bác sỹ Trần Vũ Quang từng gây "sốt" khắp các diễn đàn mạng nhờ vẻ ngoài điển trai như diễn viên Hàn Quốc.

Đối với những trường hợp này, bác sỹ Vũ Quang thường phải giải thích đôi khi anh phải giới thiệu rõ chức danh, kinh nghiệm công tác để họ yên tâm điều trị. Nhiều bệnh nhân, sau đó đều muốn quay lại đặt lịch khám và dí dỏm khen: “bác sĩ rất mát tay nên mẹ tròn con vuông lắm".

Vị bác sỹ 8x này kể, anh thường xuyên bị bệnh nhân nhầm tưởng là diễn viên và phòng khám được mượn làm bối cảnh trong phim nên nhất định không chịu hợp tác

Không chỉ nổi bật bởi vẻ ngoài bác sỹ Vũ Quang còn được nhiều người biết đến, tin tưởng nhờ chuyên môn giỏi, tác phong chuyên nghiệp trong công việc

Dù đã có nhiều năm trong nghề, thực hiện đỡ đẻ cho hàng nghìn ca nhưng cho đến bây giờ bác sỹ Quang vẫn không thể quên được kỷ niệm đáng nhớ khi mới bước chân vào nghề. Lần đó, anh trực phòng khám cấp cứu của bệnh viện, tiếp nhận một sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ đến từ Phú Thọ. Khi vừa vào phòng khám, bệnh nhân này bất ngờ đau bụng dữ dội và nước ối trào ra rất nhiều.

Vị bác sỹ 8x này kể, anh thường xuyên bị bệnh nhân nhầm tưởng là diễn viên và phòng khám được mượn làm bối cảnh trong phim nên nhất định không chịu hợp tác

“Tôi khám thì đã thấy dây rốn của thai nhi sa vào âm đạo, tôi cảm nhận rõ dây rau còn đang đập trong tay. Trong giây phút cấp bách đó, cả ekip quyết định phải đưa sản phụ lên bàn mổ lấy thai nhi ngay lập tức”, bác sỹ Quang nhớ lại.

So với bác sỹ nữ, bác sỹ nam làm sản khoa có lợi thế hơn ở sức khỏe tốt, sự bền bỉ trong công việc, đặc biệt có thể làm tăng ca và chịu được áp lực, vất vả tốt hơn.

Tuy nhiên, quãng đường từ phòng khám đến phòng mổ cấp cứu khá xa, để tránh tình trạng tụt, chèn ép vào dây rốn, gây tai biến, bác sỹ Quang vẫn phải để bàn tay trong âm đạo sản phụ khi di chuyển.

“Bệnh nhân nằm trên xe đẩy, tôi thì chạy theo phía sau và phải lấy một chiếc chăn trùm lên để che đi tư thế nhạy cảm đó. Nhiều bệnh nhân, người nhà nhìn thấy che miệng cười tủm tỉm khiến mình rất ngại, mặt đỏ bừng, trán vã mồ hôi như sốt rét. Chỉ đến khi ca mổ thành công, bé chào đời khỏe mạnh thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm, cảm giác ngại ngùng, xấu hổ lúc trước cũng không còn”, bác sỹ Quang bộc bạch.

Theo Quang, là bác sỹ nam lại khám sản phụ khoa nên anh thường phải rèn lĩnh, tác phong chuyên nghiệp để bệnh nhân tin tưởng, yên tâm điều trị.

So với bác sỹ nữ, bác sỹ nam làm sản khoa có lợi thế hơn ở sức khỏe tốt, sự bền bỉ trong công việc, đặc biệt có thể làm tăng ca và chịu được áp lực, vất vả tốt hơn.

Chuyện bi hài chỉ có trong phòng đỡ đẻ

Cũng theo vị bác sỹ này, nhiều sản phụ lên bàn đẻ, đau bụng dữ dội thường không làm chủ được cảm xúc, hành động. Chuyện bác sỹ bị cào cấu, cầm nắm đến “thâm tím cả mặt mày” không phải hiếm. Cách đấy vài năm, một sản phụ ở Hà Nội chuyển dạ nhập viện sinh thường, dù đã được các bác sỹ hướng dẫn nắm tay lên ghế để dồn lực lấy sức rặn đẻ, tuy nhiên, khi những cơn đau gò đến, chị này hơ tay lung tung, đấm mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của một vị bác sỹ nam đứng bên cạnh.

“Thời điểm đó, thay vì nghe thấy tiếng la hét của sản phụ, cả bệnh viện nháo nhoàng khi thấy tiếng kêu đau đớn của bác sỹ nam. Đến bây giờ câu chuyện này vẫn được chúng tôi kể lại như một kỷ niệm vui về nỗi vất vả của những anh em nam giới làm nghề ông đỡ”, bác sỹ Quang cười nhớ lại.

Bác sỹ Quang cho biết, khoảnh khắc các em bé chào đời đều mang lại cho anh những cảm xúc khó quên. Vị bác sỹ 8x thường có thói quen tự mình vẽ lại chân dung các thiên thần đáng yêu này. Trong ảnh là một bức vẽ do chính tay vị bác sỹ trẻ 8x này vẽ

Bác sỹ Quang cho biết, khoảnh khắc các em bé chào đời đều mang lại cho anh những cảm xúc khó quên. Vị bác sỹ 8x thường có thói quen tự mình vẽ lại chân dung các thiên thần đáng yêu này. Trong ảnh là một bức vẽ do chính tay vị bác sỹ trẻ 8x này vẽ

Ngay bản thân vị bác sỹ 8x này cũng từng trải qua một kỷ niệm nhớ đời, không thể quên. Lần đó, khi thực hiện ca mổ lấy thai nhi cho một sản phụ mắc bệnh giang mai, do sơ suất nên anh bị chiếc kim khâu vết mổ cho bệnh nhân chọc vào tay gây chảy máu. Để tránh lây nhiễm, ngay sau đó bác sỹ Quang phải điều trị kháng sinh liều cao trong nhiều ngày liên tục.

Ngoại hình trẻ trung cũng mang đến cho bác sỹ Quang nhiều lợi thế trong công việc như có thể tạo sự gần gũi với bệnh nhân.

“Lần đó, do công việc bận rộn, lại không chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ nên đến ngày thứ 3 thì tôi kích ứng dạ dày đau như dao đâm do tác dụng phụ của thuốc phải vào bệnh viện Bạch Mai nằm cấp cứu. Phải mất một thời gian dài sau đó, sức khỏe mới dần ổn định, khỏe mạnh trở lại”, bác sỹ Quang tâm sự.

Có ngoại hình điển trai nhưng vị bác sỹ này cho biết công việc bận rộn cộng với các áp lực trong nghề nên cho đến bây giờ anh vẫn còn độc thân.

Tuổi đời còn rất trẻ lại làm công việc khá nhạy cảm nên bạn bè Quang thường trêu trọc rằng “làm ở đây đồng nghĩa với việc biết hết những bí mật thâm sâu nhất của chị em phụ nữ”. Làm lâu ngày có thể sẽ khiến cảm xúc bị chai lỳ, không còn sự thu hút giới tính nữa. Vị bác sỹ trẻ này cười tươi cho biết, cũng có thể vì suy nghĩ đó mà nhiều người phụ nữ khi nghe anh giới thiệu công việc đều ngại ngần, e dè rồi tìm cách lảng tránh. “Có lẽ vì thế mà cho đến giờ mình vẫn độc thân và các bác sỹ nam làm công việc này có một truyền thống là lập gia đình rất muộn”, Quang cười tươi nói.

Vị bác sỹ này cũng cho biết, cho đến bây giờ cảm giác xấu hổ, ngại ngùng của những ngày đầu khi mới bước chân vào nghề đã không còn. So với bác sỹ nữ, bác sỹ nam làm sản khoa có lợi thế hơn ở sức khỏe tốt, sự bền bỉ trong công việc, đặc biệt có thể làm tăng ca và chịu được áp lực, vất vả tốt hơn.

Ngoại hình trẻ trung cũng mang đến cho bác sỹ Quang nhiều lợi thế trong công việc như có thể tạo sự gần gũi với bệnh nhân.

Ngoài những vất vả, khó khăn thì công việc đặc biệt này cũng mang đến cho những bác sỹ sản khoa như anh cảm xúc mà không phải bất cứ ngành nghề nào cũng có được. Đó là khoảnh khắc hạnh phúc khi chứng kiến giây phút thiêng liêng của những em bé chào đời, là nỗi vui mừng như vỡ òa của những người bố, người mẹ khi lần đầu tiên được trông thấy thiên thần bé nhỏ của mình.

“Mỗi em bé chào đời đều có một đặc điểm riêng, có em bé khóc, bé cười, bé nắm chặt tay bác sỹ… khoảng khắc nào cũng khiến tôi rất xúc động, hạnh phúc. Cho đến bây giờ, nhiều ca được tôi đỡ thành công vẫn giữ liên lạc thậm chí có đứa trẻ còn gọi mình là cha đỡ đầu khiến tôi rất vui, đây có lẽ là hạnh phúc mà không phải công việc nào cũng mang lại được”, bác sỹ Quang trải lòng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU