Bé gái 10 tuổi chết vì viêm màng não do nhiễm 'amip ăn não người' khi đi bơi

Cuộc chiến của Lily với 'amip ăn não' chỉ kéo dài hơn một tuần trước khi cô bé 'đầu hàng' và qua đời.

Theo thông tin đưa trên kênh KWTX-TV của CNN, Lily Mae Avant, 10 tuổi, đã bị nhiễm một loại amip ăn não sau khi đi bơi ở sông Brazos và hồ Whitney ở quận Bosque, bang Texas, Mỹ. Ngày 8/9, cô bé bắt đầu cảm thấy ốm với triệu chứng đau đầu và sốt.

Ban đầu, bố mẹ bé nghĩ rằng con bị sốt virus nên đã đưa bé đến gặp bác sĩ gia đình. Nhưng sau đó, Lily bắt đầu khó ngủ và lúc này bố mẹ bé mới bắt đầu cho rằng có điều gì đó không ổn.

Cô bé Lily Mae Avant.

Viết trên trang facebook của Lily, gia đình bé cho biết: "Con bé đã không còn nói chuyện mạch lạc, không phải ứng và lơ mơ".

Sau khi được đưa đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em Cook ở Forth Worth, bác sĩ đã gõ vào cột sống của Lily và phát hiện ra rằng cô bé bị nhiễm kí sinh trùng Naegleria fowleri hay còn gọi là "amip ăn não người". Sinh vật sống đơn bào này thường được tìm thấy ở những khu vực nước ngọt ấm áp như ao, hồ và sông.

"Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bố mẹ bé. Bé đi bơi cùng nhiều người vào hôm đó, nhưng chúng tôi không hiểu sao lại là cô bé bị bệnh", bà Crystal Warren, dì của Lily nói với KWTX-TV.

Lily được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não do amip nguyên phát, nhiễm trùng não do amip. Các triệu chứng thường bắt đầu biểu hiện khoảng 1-9 ngày sau khi bị nhiễm trùng và tình trạng này hầu như luôn gây tử vong. Một số triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm amip ăn não bao gồm: Đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn thường bị nhầm với cúm thông thường.

Cuộc chiến của Lily với "amip ăn não" chỉ kéo dài hơn một tuần trước khi cô bé "đầu hàng" và qua đời.

Cuộc chiến của Lily với "amip ăn não" chỉ kéo dài hơn một tuần trước khi cô bé "đầu hàng" và qua đời.

Bạn không thể bị nhiễm bệnh nếu bạn nuốt phải nước bị ô nhiễm nhưng nhiễm trùng xảy ra nếu amip xâm nhập vào khoang mũi, đi dọc theo dây thần kinh khứu giác đến não và phá hủy các mô não.

Bộ Y tế Tiểu bang Texas đã xác nhận vụ việc và cho biết, amip có mặt ở nước ngọt trên khắp Texas và các nơi khác ở Hoa Kỳ. Các trường hợp mắc bệnh cực kỳ hiếm gặp dù có hàng triệu người bơi trong hồ và sông mỗi năm.

Amip ăn não người tấn công như thế nào?

Theo các chuyên gia, amip ăn não có trong môi trường sông hồ nhưng khả năng gây bệnh là rất hiếm. Giáo sư Michael Beach, một chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cho biết amip Naegleria fowleri là loại amip ưa nhiệt, khi nhiệt độ tại các hồ nước ấm dần lên chúng sẽ hoạt động mạnh hơn.

Người bệnh có thể bị nhiễm amip Naegleria fowleri khi tắm hồ, suối nước nóng, thậm chí tại các bể bơi không được làm vệ sinh tốt, đặc biệt là khi dùng chân khuấy đảo các chất dưới đáy hồ, bể bơi lên. Nếu chẳng may để nước xộc lên mũi sẽ là cơ hội để amip Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể con người.

Sau khi đã bám được vào màng nhầy của mũi, amip Naegleria fowleri tìm cách tiêu diệt các tế bào tại đó rồi tiếp tục xâm nhập lên não. Tại não người, loại amip Naegleria fowleri hầu như không di chuyển tiếp tục mà tồn tại, ký sinh ở đó và chủ yếu sống bằng nguồn dinh dưỡng nhờ ăn các tế bào não.

Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh nhân khi bị nhiễm loại amip Naegleria fowleri thường là sốt nhẹ, đau đầu, cứng cổ. Vào thời kỳ cuối, khi não người bệnh đã bị amip Naegleria fowleri phá huỷ nghiêm trọng, bệnh nhân có triệu chứng tâm thần, thay đổi hành vi, có ảo giác rồi tử vong.

Bộ Y tế Tiểu bang Texas cũng đưa ra một số cách để giảm nguy cơ nhiễm amip ăn não bao gồm:

- Tránh các hoạt động nước trong nước ngọt ấm, đặc biệt là trong thời gian nhiệt độ nước cao và mực nước thấp

- Sử dụng kẹp mũi khi tham gia các hoạt động liên quan đến nước trong các cơ thể của nước ngọt ấm như hồ, sông hoặc suối nước nóng.

- Cố gắng không để đầu dưới nước khi bơi ở vùng nước ngọt ấm chưa được xử lý.

- Không đào hoặc khuấy động trầm tích ở những vùng nước nông, ấm, nước ngọt.

Từ năm 2009 đến 2018, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho hay chỉ có 34 ca mắc bệnh amip ăn não người được báo cáo ở Mỹ. Chỉ có 4 trong số 145 ca nhiễm sống sót từ năm 1962 đến 2018.

 

Theo Tri Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU