Sau 9 tuần điều trị, Beauden đã đang trên đường hồi phục.
Và sau 9 tuần nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, Beauden đã được chuyển qua nằm phòng bình thường của khoa nhi.
"Chúng tôi cảm thấy mình đã vô cùng may mắn", chị Juliana nói. "Vì dù sao con tôi vẫn khỏe mạnh dù bị mất đi một vài thứ trên cơ thể. Nhưng không sao, bác sĩ có nhiều liệu pháp trị liệu và chúng tôi có thể lắp chân giả cho con".
Sau khi trải qua những ngày giành giật con với tử thần, chị Juliana đã lên tiếng cảnh báo đến các cha mẹ khác về việc nhiễm khuẩn tụ cầu. "Điều này thật đáng sợ. Tôi không biết làm thế nào mà Beauden lại có thể bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Nhưng các bác sĩ nói rằng mỗi người đều có tụ cầu khuẩn ở người, đặc biệt là ở dưới ngón tay, dưới mũi, và trên da. Và nó sẽ tấn công vào cơ thể theo một vết thương hở và không có một triệu chứng nào báo trước.
Điều quan trọng là bạn phải luôn quan sát con cái của mình. Chúng tôi đã luôn để mắt để Beauden, thế nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn không thể bảo vệ con trai mình nguyên vẹn", bà mẹ 3 con chia sẻ.
Nhiễm trùng tụ cầu là gì?
Staph là tên rút gọn của Staphylococcus - một loại vi khuẩn sống vô hại trên bề mặt da, đặc biệt là xung quanh mũi, miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua một vết thương hở dù đó chỉ là một vết xước nhỏ sau đó gây tổn hại đến hệ miễn dịch và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu, các cha mẹ cần:
- Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên. Đây chính là chìa khóa để ngăn trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu gây ra.
- Khuyến khích trẻ tắm rửa hàng ngày.
- Luôn che phủ khu vực bị thương như vết cắt, vết xước cẩn thận để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm tụ cầu, cha mẹ không nên cho người đó dùng chung khăn tắm, ga trải giường hoặc quần áo với những người khác cho đến khi bệnh nhiễm trùng đã được điều trị hoàn toàn.
Nguồn: Fox, Kidshealth