Bị đánh mắng suốt ngày, cô bé 10 tuổi quay clip uất hận: Mẹ tôi là một người độc ác, tôi muốn tìm mẹ ruột, mẹ chỉ thương em trai

Con bé lì lắm, nhiều khi đánh liên tiếp vào mông mà bé không khóc, chỉ chảy nước mắt và nhìn tôi chằm chằm".

Cây gậy và củ cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) là chiến thuật dùng trong ngoại giao, quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. 'Cây gậy' tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, 'củ cà rốt' tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng. Hãy xem chiến thuật này được áp dụng lên con trẻ như thế nào nhé!

Cha mẹ thay đổi tập 3 có sự góp mặt của 3 gia đình: Gia đình chị Liên (Hưng Yên), chị Hà (Bắc Ninh) và chị Hoa (Hà Nội).

Với trường hợp đầu tiên, chị Liên gặp khó khăn khi dạy bảo cậu con trai lớn: Ngay từ những cảnh đầu đã thấy đây là một câu bé có phần "phản nghịch", khó bảo, hay nổi nóng.

Cậu tâm sự rằng mình luôn cảm thấy chán nản khi phải ở nhà vì mẹ không thương mình, chỉ thương em và luôn bị mẹ đánh mắng: "Từ bé đến giờ mẹ chưa mua cho con thứ đồ chơi gì hết."; "Thường khi đi chơi mới vui vẻ thôi!" (Nguồn: VTV7)

Khi bé bị mẹ bắt nấu cơm, rửa bát, bé không chịu làm, hoặc nếu làm sẽ càu nhàu, khóc lóc, oán hận mẹ, gọi mẹ là "mụ ý"...

"Mụ kia không cho học thì học làm gì." (Nguồn: VTV7)

Và rồi trước sự ương bướng liên tục của bé, mẹ Liên sử dụng "củ cà rốt" để trừng phạt con...

Đây là các dụng cụ chị dùng để đánh con khi cần. (Nguồn: VTV7)

Gia đình chị Hoa thì sử dụng rất thành thạo cả "cây gậy" lẫn "củ cà rốt" để các con nghe lời với chiếc bảng sau:

Bảng thưởng - phạt được áp dụng với hai bé con của chị Hoa. (Nguồn: VTV7)

Các bé rất vui mỗi khi được tích thêm mặt cười vào thành tích của mình, nhưng khi hành động giơ tay phát biểu không còn được người bố đưa vào danh sách thưởng nữa, hai bé con từ đó cũng lười giơ tay luôn...

Đến với gia đình cuối cùng, bé gái lớn luôn cảm thấy mẹ không yêu thương mình, "Mình là con nuôi của mẹ" và muốn bỏ nhà ra đi, tìm mẹ ruột: "Mẹ đừng tìm con nữa!"

Bé không tin mẹ để có thế đối xử với mình như vậy: "Bà ấy chuyên môn đánh đập tôi, chỉ yêu thương em trai."(Nguồn: VTV7)

Cô bé khóc nấc lên: "Tôi chỉ muốn biết mẹ ruột của mình ở đâu thôi!" (Nguồn: VTV7)

Điều ám ảnh người mẹ mỗi khi nghĩ về những lần đánh con, là đôi mắt đầy hận thù và phẫn nộ.

"Con bé lì lắm, nhiều khi đánh liên tiếp vào mông mà bé không khóc, chỉ chảy nước mắt và nhìn tôi chằm chằm." (Nguồn: VTV7)

Hãy lắng nghe các chuyên gia phân tích...

Thay vì xử lý vấn đề của con, chị Liên tỏ ra không mấy quan tâm và cười đùa, mặc bé lên lầu đập phá, bực tức...(Nguồn: VTV7)

Nhưng cha mẹ không hiểu rằng, những ấm ức, căm hận, tổn thương của trẻ không tự nhiên sinh ra rồi biến mất, nó vẫn luôn ẩn nấp ở đó, chỉ trực chờ được phát tiết và bùng nổ ở nơi khác, với người khác...

Bé trai trong trường hợp này chuyển sự tức giận sang em trai, liên tục đánh, đẩy, trợn mắt hăm dọa em mình, rồi lại trốn vào góc tủ khóc một mình. (Nguồn: VTV7)

Dù bạn dùng "cây gậy" trừng phạt hay "cà rốt" ngọt ngào, đây đều là những động lực bên ngoài bạn cố áp đặt lên trẻ để thực hiện mong muốn của mình: Sửa chữa hành vi của trẻ sao cho hợp ý phụ huynh, biết nghe lời. Trẻ làm theo bạn vì sợ hãi "cây gậy" đánh đòn, hoặc mong muốn được thưởng "cà rốt": Thêm giờ xem Tivi, được tiền, được đi chơi, mua đồ...

Quan trọng, "Đó chỉ là những động lực bên ngoài mà thôi. Chúng còn bị phụ thuộc vào quan điểm đúng và sai của người khác...", các chuyên gia chia sẻ. Gậy, đòn roi, trừng phạt sẽ khiến trẻ trở nên cứng rắn, nhưng càng cứng thì càng dễ gãy và khó hàn gắn, khó trở lại như cũ.

Nhưng nó không hề xuất phát từ mong muốn, động lực nội tại của con trẻ, để rồi khi lớn lên, trẻ sẽ hoang mang không biết mục tiêu trưởng thành của bản thân là gì một khi không được cha mẹ thúc đẩy: "Chúng sẽ lạc lối và không biết làm gì." (Nguồn: VTV7)

Gia đình thứ hai được các chuyên gia đánh giá "Vận dụng rất tốt chiến thuật Token Economy". Token economy (tạm dịch Nền kinh tế mã thông báo) là một hệ thống quản lý dự phòng dựa trên sự củng cố có hệ thống của hành vi mục tiêu.

Việc sử dụng phiếu bé ngoan đã nhiều năm nay giúp cho quá trình củng cố thói quen ở trẻ (Reinforcement of good behavior). Các bậc cha mẹ hẳn đều quen với việc Bé được phiếu bé ngoan, đó chính là sự áp dụng Token Economy của nhà trường với con trẻ.

Cây gậy và củ cà rốt là hai công cụ để cha mẹ, nhà trường thực hiện cái gọi là "Behaviorism" (Chủ nghĩa hành vi) của mình. (Nguồn: VTV7)

Thuyết hành vi chủ yếu nhấn mạnh tới quá trình học tập, trưởng thành dựa trên quy chế thưởng phạt, người dạy là chủ thể của kiến thức, đưa ra những kích thích để tạo ra những phản xạ có điều kiện ở người học.

Tức là ở đây, cha mẹ, nhà trường, thầy cô chỉ nhìn nhận sự việc qua hành vi bên ngoài, chú trọng điều chỉnh thay vì tìm kiếm cảm xúc, cảm nhận của con trẻ

Chủ nghĩa hành vi ra đời và đươc áp dụng cả trăm năm trước, nhưng là dành cho tù nhân, cho những đứa trẻ tồi tệ...(Nguồn: VTV7)

Hay gần gũi hơn cả, chủ nghĩa hành vi thường được áp dụng để huấn luyện vật nuôi. (Nguồn: VTV7)

Nếu cha mẹ muốn con trở thành những "sản phẩm", "vật nuôi nghe lời", "con rối tốt", thì có lẽ biện pháp hữu hiệu nhất là áp dụng "Chủ nghĩa hành vi" cho trẻ: Vì nó rất nhanh, rất tiện, không tốn công và còn giúp cha mẹ giải tỏa cả nỗi bực tức, căng thẳng trong việc dạy con!

Nhưng đừng ngụy biện đó là hành động hướng đến tình thương con: "Vì mẹ lo cho con, yêu thương con, muốn con hạnh phúc nên mẹ mới làm vậy!". Lý do ở đây là vì cha mẹ không quản lý được những cảm xúc tiêu cực của mình thôi. (Nguồn: VTV7)

Và đó lúc mỗi cha mẹ hãy thay đổi từ tư duy "Chủ nghĩa hành vi" sang "Thấu hiểu cảm xúc". (Nguồn: VTV7)

Bản chất của Kết nối cảm xúc (Emotion Coaching) là lắng nghe, thấu hiểu, gọi tên những cảm xúc của con và gợi ý cách giải quyết.

1. Nhận ra cảm xúc và đón nhận cảm xúc

2. Lắng nghe con nói và đồng cảm

3. Chia sẻ cảm nhận của bản thân với con

4. Đưa ra câu hỏi gợi mở để hiểu suy nghĩ và cảm nhận của con

5. Nên để con tự quyết định và tìm cách giải quyết, bố mẹ chỉ hỗ trợ, góp ý

Sau hành trình kéo dài 10 tháng, có những gia đình vẫn còn nhiều khó khăn trong thấu hiểu con, có những nụ cười đã nở trên môi mẹ và bé, nhưng chặng đường nuôi dạy trẻ chưa bao giờ dễ dàng.

Điều quan trọng nhất của bậc làm cha mẹ, đó là hãy để con cảm thấy hạnh phúc. (Nguồn: VTV7)

Link báo gốc: http://ttvn.vn/hoc-duong/bi-danh-mang-suot-ngay-co-be-10-tuoi-nhat-tu-quay-clip-me-toi-la-mot-nguoi-doc-ac-toi-muon-tim-me-ruot-that-cua-toi-2202021115348469.htm

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU