Những từ ngữ chị D. học trước khi đi xuất khẩu lao động.
"Cô ta để tất cả vali của tôi vào kho có khóa, không cho dùng điện thoại. Tôi thậm chí không có băng vệ sinh, phải rửa chân, massage cho họ", L. nhớ lại những ngày cơ cực.
Chỉ sau 3 tháng, sống trong cảnh như vậy, L. sút từ 74kg xuống còn 53kg. "Tôi thất vọng, hoảng loạn, thường xuyên mất ngủ, điều duy nhất tôi có thể làm là khóc", L. kể lại.
Trong bài viết xuất bản năm 2018, phóng viên Al Jazeera còn trích dẫn câu chuyện của chị T. (vợ anh Bui Van S.). Lúc đó, chị T đang làm việc tại Riyadh, Ả Rập Saudi.
Thời điểm đó, anh S. kể vợ bị đánh đập, bỏ đói. Công ty môi giới XKLĐ yêu cầu anh phải hoàn trả 2.155 USD. Tuy nhiên, họ không cung cấp giấy tờ, văn bản. Thậm chí, chị T. còn bị tịch thu điện thoại. Vợ chồng anh S. chỉ có thể nói chuyện 2-3 tuần/lần khi chủ nhà cho phép.
Năm 2018, anh S. xoay xở được 2.155 USD. Tuy nhiên, phía môi giới yêu cầu số tiền gấp đôi. Anh S. phải lặn lội từ Tây Ninh ra Hà Nội để gặp phía môi giới nhưng bị từ chối.
"Tôi chỉ muốn cô ấy quay về. Chúng tôi không lường lại vất vả như thế này. Bạn cứ xem mức lương 388 USD cho 18-20 tiếng làm việc, ít hơn nhiều so với những gì cô ấy được trả khi làm giúp việc ở Việt Nam". anh S. chia sẻ hồi năm 2018.
Phóng viên đài Al Jazeera đã gửi câu hỏi phỏng vấn tới Bộ Lao Động Ả Rập Saudi lúc bài báo được xuất bản năm 2018 nhưng không có hồi âm. Trong khi đó, đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Hà Nội cho biết không thể đưa ra quan điểm nào về vấn đề này.
Về vấn đề này, trong bài báo xuất bản hồi năm 2018, bà Nguyễn Thị Mai Thủy điều phối viên dự án quốc gia cho chương trình Tam giác ASEAN tại Văn phòng của tổ Chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam (ILO), cho biết, môi trường làm giúp việc gia đình hạn chế giao tiếp bên ngoài.
"Những gì xảy ra bên trong (nhà) vẫn là bên trong. Khó để người lao động chứng minh bị ngược đãi, làm việc quá sức, bị đánh đập, thậm chí bị tấn công tình dục", bà Thủy nói.
Người lao động giúp việc gia đình vào Ả Rập Saudi theo hệ thống bảo trợ hay kafala (một hệ thống được sử dụng để giám sát lao động nhập cư, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng và nội địa ở các quốc gia Bahrain, Kuwait, Lebanon, Qatar, Oman, Saudi Arabia và UAE) - cấm họ đổi công việc hoặc rời khỏi nước này mà không có sự chấp thuận của người bảo lãnh.
UAE, Oman, Kuwait, Qatar và Lebanon cũng ràng buộc tình trạng thị thực của người lao động với người sử dụng lao động, khiến họ dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào gia đình bản xứ.
Ở những quốc gia này, người lao động cố gắng trốn khỏi chủ lao động ngược đãi sẽ bị trừng phạt vì tội “bỏ trốn”, với các hình phạt tù, phạt tiền và trục xuất.
Lao động giúp việc gia đình Việt Nam thường được tuyển dụng bởi một công ty môi giới Việt Nam. Công ty chuẩn bị cho những phụ nữ này về ngôn ngữ và nghiệp vụ trước khi giới thiệu họ với các công ty tuyển dụng của Ả Rập Xê Út.
Bà Thủy, điều phối viên ILO, cho biết: Hệ thống nhiều lớp này có nghĩa là người lao động dễ bị lạm dụng ở mọi thời điểm. Bỏ hợp đồng lao động sẽ bị phạt rất nặng, cộng với giá vé trở về Việt Nam, nếu người lao động không thể chứng minh được sự lạm dụng dưới tay người sử dụng lao động của họ.
Theo Al Jazeera