Việt Nam là một trong những nước có rất nhiều loại ong khác nhau. Ong ở nước ta chủ yếu tập trung ở những vùng rừng núi và hầu hết đều mang nọc độc trên mình. Một số loại ong có tính độc rất cao như ong vò vẽ, ong bắp cày,...
Ong ở nước ta chủ yếu tập trung ở những vùng rừng núi. Ảnh: Internet. |
Biểu hiện nhiễm độc cơ thể khi bị ong đốt
Vết đốt do ong mật gây ra
Ong mật thường đốt bằng chân sau cùng hay chính là chân thứ ba thường mang theo cục phấn hoa của nó. Sau khi đốt, ong mật sẽ để lại ngòi và tổ có mật trên vết thương.
Trong họ ong mật lại bao gồm 5 loại ong bản địa là ong nội, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen và ong đá. Trong các loại này, ong khoái là loại ong dữ tợn nhất, thường làm tổ trên cành cây cao hay vách đá, tổ treo xuống như bọng nước.
Ong mật. Ảnh: Internet. |
Khi bị loại ong này đốt, nạn nhân thường có triệu chứng đau nhức và sưng nề tại vị trí bị đốt. Trong trường hợp bị đốt ở những vị trí nguy hiểm như đầu, mặt hay cổ, nạn nhân có thể bị khó thở và tổn thương mắt, nghiêm trọng hơn là có thể xuất hiện dị ứng, ngứa đỏ toàn thân, sốc mạch, tụt huyết áp,...
Vết đốt do ong vò vẽ, ong bắp cày gây ra
Ong vò vẽ hay một số nơi còn gọi là ong bồ vẽ, ong mặt quỷ, là loài ong vô cùng hung dữ. Ong thường làm tổ trên cây, mái nhà, các cột,... Tổ ong hình bầu nậm, có hoa văn vân gỗ và chỉ có duy nhất một lỗ để ong ra vào. Ong bắp cày hay còn được gọi là ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình, có kích thước lớn và rất hung dữ. Chúng thường làm tổ dưới mặt đất, do đó những người đi rừng thường rất dễ dẫm phải. Cả 2 loại ong này khi tấn công đều có thể đốt rất nhiều nốt và không để lại ngòi. Độc tính của chúng cũng vô cùng mạnh. Chính vì vậy, nạn nhân khi bị chúng đốt thường bị tổn thương da nghiêm trọng, có thể để lại sẹo tại vị trí bị đốt. Không những thế, nọc của ong vò vẽ và ong bắp cày còn ảnh hưởng xấu đến các cơ, thận và máu.
Ong bắp cày. Ảnh: Internet. |
Biện pháp xử lý khi bị ong đốt
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong ngay lập tức.
- Đặt nạn nhân nằm nguyên một chỗ, tránh di chuyển nhiều để nọc độc không lan ra.
- Dùng nhíp gắp ngòi chích của ong ra. Mọi tác động như nặn, ép để lấy ngòi đều có thể khiến nọc độc lan ra rộng và nhanh hơn.
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng, sau đó dùng đá lạnh trườm để giảm sưng đau cho nạn nhân.
- Cho nạn nhân uống nhiều nước để loại bỏ độc tố.
- Sau khi sơ cứu, nếu nạn nhân có những biểu hiện nặng hơn, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Biện pháp xử lý khi bị ong đốt. Ảnh: Internet. |
Ngoài các biện pháp xử lý khi bị ong đốt trên, mọi người cũng có thể sử dụng một số biện pháp xử lý khi bị ong đốt khác, đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian như lá hẹ, lá phù dung, lá cúc, khoai sọ, rau dền, hay thậm chí là sữa mẹ để bôi hoặc đắp lên vết thương.
Xem thêm:
Người đàn ông bị đàn ong truy đuổi đốt hàng trăm mũi
Theo sohuutritue.net.vn