Thân hình thon gọn
Đây là sự thật đau lòng đối với hầu hết các bà mẹ sau sinh. Thật vậy, khi mang thai, người mẹ buộc phải ăn uống tích cực để cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi con kéo theo cân nặng tăng dần đều.
Sau sinh, để có đủ sữa cho con bú, mẹ cũng phải bồi bổ cơ thể thật nhiều. Kết quả, mẹ trở thành người "khổng lồ" trong mắt bố. Vì thế đừng sợ hay đừng chán mẹ, bố nhé, hãy cảm thông, chia sẻ và tìm cách giúp vợ trở lại thân hình thon gọn như xưa nha.
Vòng eo thon
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, vòng bụng của mẹ cứ thế lớn dần lên cùng với sự phát triển của con. Vòng bụng lớn đồng nghĩa với các hệ lụy kéo theo như là vùng da bị căng và rạn da trở nên xấu xí, nhăn nheo sau sinh… Có khi nhìn vào chính bản thân các mẹ cũng còn thấy sờ sợ huống chi là bố.
Mặc dù là các bác sĩ nói rằng nếu chịu khó luyện tập thì mẹ sẽ sớm lấy lại được vòng eo thon nhưng thực tế là cũng rất khó để có thể về được như lúc ban đầu, mẹ cũng không bao giờ trở lại thời eo thon, rắn chắc như xưa đâu.
Vòng 1 gọn gàng, săn chắc
Trong quá trình mang thai có thể do ngực phát triển quá nhanh nên ngực mẹ sẽ xuất hiện các vết rạn da và quầng vú, nhũ hoa sẽ to hơn, đậm màu hơn trông… không đẹp, tuy nhiên điều đáng buồn hơn là ngực mẹ sẽ không giữ được sự săn chắc và căng tròn như thời con gái và khi cho con bú thì độ nhão và chảy xệ của ngực sẽ càng gia tăng.
Nhiều người tìm đến các thẩm mỹ để nâng ngực nhưng việc "dao kéo" cũng không phải là chuyện đùa, nhiều người đã bị "nổ ngực", nhiễm trùng nghiêm trọng vì các can thiệp ấy!
V.ù.n.g k.í.n se khít
Đó chỉ là trước khi sinh con mà thôi. Sau cuộc chuyển dạ, kể cả những người dễ đẻ cũng "phát khóc" khi nhìn xuống chỗ nhạy cảm của mình đã bị "tan hoang" thế nào!
Ngoài việc bị rạch tầng sinh môn gay đau đơn vô cùng, chỗ nhạy cảm của người phụ nữ còn bị giãn rộng, lỏng lẻo hơn rất nhiều (vòng đầu của trẻ sơ sinh trung bình là 90cm, có một số trường hợp còn to hơn). Mặc dù â.m đ.ạ.o có độ đàn hồi, nhưng nó cũng không thể co lại về nguyên trạng được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và hạnh phúc về sau.
Nhưng khác với các bộ phận cơ thể khác, vùng kín sẽ dần hồi phục từ 4 – 6 tuần sau sinh và có thể trở về trạng thái ban đầu nếu mẹ chăm chỉ tập luyện Kegel.
Đầu óc minh mẫn
Chuyện các mẹ hay kêu ca là mình bị "não cá vàng" (hay quên) không phải chỉ là ngẫu nhiên. Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, phụ nữ sau sinh bị "teo não".
Phần não giảm đi chủ yếu nằm trong khu vực vỏ não trán trước và thùy thái dương, nơi nắm giữ ý thức xã hội và các chức năng khác. Mặc dù không có sự khác biệt về ý thức giữa phụ nữ mang thai và chưa mang thai nhưng mẹ đã thể hiện kém hơn hẳn trong các bài kiểm tra trí nhớ miệng. Thậm chí, sau 2 năm, lượng não giảm đi này cũng chưa được phục hồi dù họ không tiếp tục mang thai lần nữa.
Một mái tóc khỏe mạnh
Theo nghiên cứu chung có tới 90% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng rụng tóc. Thường các mẹ sẽ bị rụng tóc nhiều nhất từ 1- 3 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến tháng thứ 6. Nguyên nhân là bởi khi mang thai cơ thể bạn sản xuất nhiều estrogen và điều này khiến tóc mọc nhanh và rất dày. Sau khi sinh mức estrogen giảm xuống đột ngột và tóc của bạn cũng rụng đi nhiều.
Vất vả là thế, nhưng mẹ luôn xem việc mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc lớn lao, là trời đang ban cho mình ân huệ. Mặc kệ hàng loạt "di chứng" tới tấp cứ như vừa trải qua một trận chiến trường kì, những người mẹ vẫn bình thản sinh ra những đứa con, hy sinh nhan sắc, hy sinh thời gian và tuổi trẻ.
Còn các bố sẽ làm gì? Hãy ra sức bảo vệ nữ chiến binh dũng cảm ấy bằng cách luôn yêu thương, chia sẻ, trân trọng và luôn quan tâm tới mẹ của con mình nhé.
*Xem thêm:
Ngại ngùng với sở thích quái đản của chồng khi ân ái
Theo phunutoday