Trong chuyện dỗ bé ngủ thì không có một công thức chung cho tất cả các bé. Mỗi bé đều có cá tính riêng ảnh hưởng hành vi thái độ kể cả giấc ngủ. Tương tự, mỗi gia đình cũng có cách riêng để tập cho con ngủ. Nếu con bạn thoải mái và vui vẻ thì cách ngủ hiện tại của bé là hiệu quả. Bạn không cần thay đổi gì cả. Nếu không, bạn có thể tham khảo nhiều lựa chọn và lời khuyên dưới đây để cải thiện giấc ngủ cho bé.
Việc đầu tiên nên nhớ
Khi bé mệt thì thường hay cáu kỉnh. Mặc dù bé không thể nói là bé mệt và muốn đi ngủ nhưng bé luôn bé thể hiện điều đó bằng nhiều cách khác nhau.
Dấu hiệu cho biết bé mệt:
Mệt mỏi sau khi ăn xong. Thời điểm tốt nhất để dỗ bé ngủ là sau khi bé đã ăn no hoặc thậm chí trong lúc ăn gần xong.
Trở nên gắt gỏng và khó dỗ. Bé không thể tập trung nhìn bạn và bắt đầu ngáp, thậm chí nhìn mặt có vẻ hơi nhợt nhạt. Bé có thể cứ khóc lóc không chịu chơi, chỉ yên khi được bạn ôm vào lòng.
Nắm chặt bàn tay, mặt thì nhăn nhó, nhìn xa xăm hoặc có những cử động giật giật người.
Đối với bé lớn:
Thường thức lâu hơn sau khi ăn xong. Bé chịu theo cách ăn, chơi rồi mới ngủ. Bé sẽ dụi mắt, ngáp, dựa đầu vào vai bạn hoặc chỉ vào giường.
Bé có thể khóc ầm ĩ. Lúc này thường dễ biết bé muốn gì hơn. Nhiều bé có chu kỳ thức ngủ khá đều. Từ 3 tháng trở đi, bé có thể ngủ giấc đêm dài hơn 6 tiếng mà không cần thức đòi ăn.
Chơi nhiều quá bé có thể mệt và trẻ khó ngủ mặc dù lúc đó rất buồn ngủ. Phụ huynh của các bé lớn thì hiểu cách ngủ của con hơn nên cũng dỗ bé dễ hơn.
Bé tập đi 1-3 tuổi:
Bé thường thức vào khoảng 6 giờ sáng và ngủ lại lúc 7 giờ. Bé thích ngủ ngày cho đến khi bắt đầu đi nhà trẻ. Một số bé thích nằm trên ghế sofa, trên sàn hay trên giường ba mẹ mỗi khi mệt.
Lúc mệt rồi các bé có xu hướng nhõng nhẽo hoặc gắt ngủ, khó dỗ hơn. Mặc dù các bé này thường không chịu đi ngủ, nhưng lại rất dễ bị dụ vào giường vì bé cũng biết bé cần nghỉ ngơi một tí.
Bất kể con bạn mấy tuổi thì không bao giờ là quá muộn để tập cho bé thói quen ngủ tốt cả.
Khuyến khích bé tự đi ngủ
Bạn nên để ý khi bé bắt đầu buồn ngủ. Vì để lâu bé mệt sẽ khó dỗ bé ngủ hơn.
Bạn nên nhớ giấc ngủ rất quan trọng với bé. Giấc ngủ tốt sẽ giúp bé tăng trưởng và ổn định hệ miễn dịch. Khi bé ngủ, bạn nên đảm bảo không gian quanh bé thật thư giãn. Để bé gắt ngủ thì chăm bé sẽ khó khăn hơn.
Chú ý cho bé vào nôi lúc bé mới bắt đầu buồn ngủ. Nếu bạn ru, ôm hay cho bé ăn để bé ngủ nhanh hơn thì tự bé sẽ quen với những yếu tố đó, khi nào có thì mới ngủ được.
Các bé nhỏ thích được quấn khăn khi ngủ. Quấn bé trong những tấm khăn cotton nhẹ hay vải muslin giúp bé có thể giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ - tư thế an toàn nhất để bé ngủ.
Bạn nên luôn theo một cách nhất định để cho bé ngủ. Cứ ngủ là cho vào nôi thì bé sẽ tự phân biệt được chỗ ngủ của mình. Những thói quen hằng ngày trước khi ngủ có thể giúp bé cảm thấy yên tâm và an toàn.
Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng giấc ngủ của bé. Khi bé ăn no và đủ chất sẽ ngủ ngon hơn.
Những bé có thói quen bị thay đổi, bé bệnh, đang trải qua một giai đoạn phát triển mới hay đang cảm thấy bất an sẽ không ngủ ngon như bình thường. Bạn nên kiên nhẫn, nhẹ nhàng với bé để dỗ bé ngủ. Cảm xúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của bé.
Những cách cho bé ngủ khác nhau
Dỗ ngủ trên tay ba mẹ:
Các bé nhỏ thường ngủ khi đang được ẵm hoặc đang ăn. Nhiều ba mẹ vẫn dùng theo cách này miễn là lúc đặt bé vào nôi bé vẫn ngủ. Nếu vậy, mỗi khi bé khóc là bé đòi ôm hoặc đang cố nói cho bạn biết là bé mệt. Đây là kỹ năng cần học và chắc cũng mất vài tuần để thuộc.
Vỗ lưng, đu đưa nôi, mở nhạc hoặc hát ru thường giúp làm dịu khi bé đang khóc. Sự kết nối bằng tình cảm rất quan trọng với các bé nhỏ và giúp não bé phát triển.
Sẽ có lúc bạn phải ôm đến lúc bé ngủ hẳn. Các bé nhỏ thích được ba mẹ dỗ dành vì bé chưa biế t cách tự trấn an mình.
Nhịp tay dỗ bé
Đây là cách trung gian cho những bé đã quen được ẵm khi ngủ nhưng ba mẹ vẫn luôn cố gắng tập cho bé ngủ trong nôi.
Bạn đặt bé vào nôi – sạch, khô và thoải mái. Cho bé ăn khi bé tỉnh và đặt tay bạn nhẹ nhàng lên người bé. Vỗ tay nhịp nhẹ nhàng và chỉ lấy tay ra khi chắc chắn đã làm bé yên tâm.
Bạn có thể để tay đến khi nào bé yên rồi cố gắng lấy tay ra trước khi bé ngủ hẳn.
Đem lại sự thoải mái cũng là một cách dỗ
Đây là cách tốt cho các bé lớn tự vào nôi ngủ. Bạn nên cố gắng ra khỏi phòng trước khi bé ngủ hẳn để tạo cơ hội cho bé tự ngủ.
Nếu bé khóc, bạn có thể vào dỗ và trấn an. Sau đó, hãy lắng nghe tiếng khóc để xác định khi nào bé thật sự cần bạn vào dỗ.
Bạn hoàn toàn yên tâm để bé tự ngủ nếu chắc chắn các nhu cầu cơ bản của bé đã đủ.
Có nhiều sự lựa chọn khác cho các bé hay ngủ chung với ba mẹ. Bạn xem thêm Karitane để tham khảo.
Những kỹ năng này đòi hỏi phải kiên trì thì mới hiệu quả và cũng có nhiều sự lựa chọn khác cho các bậc phụ huynh không tự xoay sở được.