Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn. Biểu hiện với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hiểu biết những nguy cơ để phòng tránh là vô cùng quan trọng.

Khi nghi trẻ bị dị ứng thức ăn nên đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý.

Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thức ăn?

Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thức ăn, nên đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Mỗi sản phẩm ăn uống đều có dán nhãn thành phần thức ăn, phụ huynh dễ dàng hơn khi quyết định có thể và không thể cho con ăn gì.

‎Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn có thể kéo dài hay tái phát làm cha mẹ lo lắng, vì vậy cần nghe tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ nhi khoa.

‎Một số trung tâm xét nghiệm có bộ kit làm thử nghiệm lẩy da (skin prick test) hoặc xét nghiệm máu tìm các loại dị nguyên, trong đó có các dị nguyên thức ăn khác nhau, giúp quý phụ huynh tránh được các thức ăn này cho con em mình, cũng như các dị nguyên khác như lông chó mèo... không cho trẻ tiếp xúc, hay "cắt bỏ" nguồn tiếp xúc. Tuyệt tối không tự ý mua sử dụng các thuốc chữa dị ứng cho trẻ, mà phải theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 - 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các Protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: Gạo, thịt lợn, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế (không còn Protein để gây dị ứng).

 

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU