Cách chăm sóc F0 tại nhà – tưởng dễ mà khó, rất dễ làm sai: Hướng dẫn chi tiết của CDC Mỹ

Nếu bạn đang chăm sóc F0 tại nhà, hãy làm theo lời khuyên dưới đây của CDC Mỹ để bảo vệ bản thân và những người khác.

Chăm sóc F0 tại nhà đôi khi không phải nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt nếu F0 là người già, trẻ nhỏ… Có rất nhiều điều bạn cần phải lưu ý, từ theo dõi sức khỏe cho F0 cho đến chăm sóc dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, phòng bệnh cho chính mình…

Dưới đây, chúng tôi xin phép được dịch lại hướng dẫn chi tiết của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ về cách chăm sóc F0 tại nhà.

Nếu bạn đang chăm sóc một người mắc COVID-19 tại nhà, hãy làm theo lời khuyên dưới đây của CDC Mỹ để bảo vệ bản thân và những người khác.

Lưu ý của CDC: Người lớn tuổi và những người có bệnh nền nghiêm trọng là đối tượng có nguy cơ phát triển bệnh nặng do COVID-19 cao hơn. Những người này nên gọi cho y tế địa phương ngay khi các triệu chứng bắt đầu.

Chăm sóc F0 tại nhà đôi khi không phải nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt nếu F0 là người già, trẻ nhỏ… (Ảnh minh họa)

I. Hỗ trợ F0

1. Nhu cầu cơ bản

- Giúp người bệnh làm theo hướng dẫn chăm sóc và đơn thuốc của bác sĩ. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng kéo dài vài ngày và mọi người thường cảm thấy tốt hơn sau một tuần.

- Đảm bảo người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi.

- Giúp người bệnh mua sắm nhu yếu phẩm, thuốc kê đơn và các mặt hàng khác.

- Chăm sóc vật nuôi của họ và hạn chế tiếp xúc giữa người bị bệnh và vật nuôi khi có thể.

2. Để ý các dấu hiệu cảnh báo

- Có sẵn số điện thoại của bác sĩ.

- Gọi cho bác sĩ nếu người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

+ Khó thở

+ Đau ngực hoặc tức ngực dai dẳng

  • 10 triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất, theo WHO: Thời điểm này ai cũng cần biết

+ Lú lẫn

+ Không tỉnh táo

+ Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da

Danh sách này không phải là tất cả các triệu chứng có thể xảy ra. Vui lòng gọi cho y tế địa phương nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

II. Bảo vệ bản thân

COVID-19 lây lan giữa những người tiếp xúc gần (trong khoảng 1,8m) thông qua các giọt bắn đường hô hấp, được thải ra khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Giữ khoảng cách giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

1. Hạn chế tiếp xúc

Người chăm sóc F0 không nên là người có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

Người mắc COVID-19 nên cách ly

Người bệnh nên cách ly khỏi những người khác trong nhà.

- Nếu có thể, hãy để người bị bệnh sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt. Nếu có thể, hãy để người bị bệnh ở trong "phòng bệnh" hoặc khu vực riêng của họ và tránh xa những người khác. Cố gắng tránh xa người bệnh ít nhất 1,8m.

- Không gian chung: Nếu bạn phải chia sẻ không gian, hãy đảm bảo căn phòng đó có luồng không khí tốt.

- Mở cửa sổ để tăng lưu thông không khí.

- Cải thiện hệ thống thông gió giúp loại bỏ các giọt bắn đường hô hấp ra khỏi không khí.

- Tránh tiếp khách. Tránh tiếp đón những người đến thăm không cần thiết, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng.

Người chăm sóc F0 cũng nên cách ly

Những người chăm sóc F0 và bất kỳ ai tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 đều nên ở nhà.

2. Ăn trong phòng riêng

- Ở riêng: Người bị bệnh nên ăn (hoặc được cho ăn) trong phòng riêng của họ, nếu có thể.

- Rửa bát đĩa và dụng cụ bằng găng tay và nước nóng: Rửa bát đĩa, cốc / ly hoặc đồ dùng người bệnh sử dụng bằng găng tay. Rửa chúng bằng xà phòng và nước nóng hoặc bằng máy rửa bát.

- Làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng F0 đã sử dụng.

3. Tránh dùng chung đồ cá nhân

- Không dùng chung bát đĩa, cốc / ly, khăn tắm, chăn ga gối hoặc đồ điện tử (như điện thoại di động) với người bệnh.

4. Đeo khẩu trang hoặc găng tay

Người bị bệnh

- Người bị bệnh nên đeo khẩu trang khi ở nhà và khi ở gần những người khác.

- Khẩu trang giúp ngăn một người bị bệnh lây virus cho người khác. Nó ngăn chặn giọt bắn đường hô hấp để chúng không tiếp cận được với người khác.

- Không nên đeo khẩu trang cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bất kỳ ai bị khó thở hoặc không thể tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.

Người chăm sóc

- Đeo khẩu trang và yêu cầu người bệnh đeo khẩu trang trước khi vào phòng.

- Mang găng tay khi bạn chạm hoặc tiếp xúc với máu, phân hoặc dịch cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như nước bọt, chất nhầy, chất nôn và nước tiểu. Vứt găng tay vào thùng rác có lót giấy và rửa tay ngay lập tức.

- Rửa tay thường xuyên; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bản thân; thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt.

5. Rửa tay thường xuyên

- Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Yêu cầu mọi người trong nhà làm điều tương tự, đặc biệt là sau khi ở gần người bệnh.

- Nước rửa tay khô: Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn.

- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

6. Xét nghiệm để ngăn ngừa lây lan cho người khác

Tự test nhanh là một trong những cách để xem mình có bị nhiễm COVID-19 hay không. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tế địa phương nếu bạn cần giúp giải thích kết quả xét nghiệm của mình.

7. Vệ sinh bề mặt trong nhà thường xuyên

- Làm sạch các bề mặt dễ tiếp xúc (chẳng hạn như tay nắm cửa, bàn, công tắc đèn, điều khiển từ xa, điện thoại và mặt bàn) thường xuyên và sau khi bạn có khách đến thăm nhà.

- Làm sạch các bề mặt khác trong nhà khi chúng bị bẩn hoặc khi cần thiết. Làm sạch chúng thường xuyên hơn nếu những người trong gia đình bạn có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19.

- Làm sạch bề mặt bằng cách sử dụng sản phẩm phù hợp cho từng bề mặt, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Khi nhà có F0

Nếu ai đó trong nhà bạn mắc COVID-19, hãy dọn dẹp và khử trùng nhà. Khử trùng giúp loại bỏ vi trùng và giảm sự lây lan của chúng. Ngay sau khi khử trùng, rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây.

8. Theo dõi sức khỏe bản thân

Người chăm sóc F0 nên ở nhà và theo dõi sức khỏe của mình để xem có xuất hiện triệu chứng COVID-19 hay không.

  • Hậu COVID ở trẻ đáng sợ thế nào? Bé gái 9 tuổi đau không đi nổi, vào viện 5 lần 7 lượt

Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác. Khó thở là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn mà bạn cần được chăm sóc y tế.

Người chăm sóc nên tiếp tục ở nhà sau khi chăm sóc F0 xong. Người chăm sóc có thể rời khỏi nhà 5 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất với người bệnh, hoặc 5 ngày sau khi người bị bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn để chấm dứt cách ly tại nhà.

Nếu bạn khó thở, hãy gọi y tế địa phương. Họ sẽ cho bạn biết mình phải làm gì.

(Nguồn: CDC Mỹ)

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/cach-cham-soc-f0-tai-nha-tuong-de-ma-kho-rat-de-lam-sai-huong-dan-chi-tiet-cua-cdc-my-161222202163543419.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU