Cách xử lý thịt cóc để tránh ngộ độc

Thịt cóc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu chúng ta không biết xử lý thịt cóc đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến bạn tử vong

Giá trị dinh dưỡng từ cóc

Thịt cóc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vượt qua cả thịt bò, lợn

Cóc là loại động vật lưỡng cư, sinh sống khắp nơi trên thế giới. Thịt cóc có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vượt qua cả thịt bò và thịt lợn. Trong thịt cóc chứa tới 53,37% protit, 12,66% lipit và rất ít gluxit, ngoài ra thịt cóc cung cấp hàm lượng axit amin cao phù hợp tẩm bổ cho người già, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất, trí não, suy dinh dưỡng,... Bên cạnh đó, trong đông ý và dân gian, nhựa cóc và gan cóc được làm thuốc chống sưng, tiêu viêm.

Triệu chứng khi ngộ độc do ăn thịt cóc nhiễm độc

Xử lý thịt cóc sai cách là nguyên nhân gây ra ngộ độc

Cóc gây độc tố trên cơ thể chúng ta là do bộ phận gan, mật cóc, buồng trứng, nhựa cóc. Độc tố từ cóc có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc qua da khiến cơ thể nạn nhân xuất hiện các tình trạng như bỏng rát mắt, dị ứng, niêm mạc, hạ huyết áp, tác động xấu đến tim, gây ảo giác,... Ngoài ra xuất hiện các tình trạng khác như đau bụng kèm theo nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thải, vãi mồ hôi lạnh,... Độc tố cóc gây nguy cơ tử vong cao nên cần phát hiện sớm, sơ cứu kịp thời và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Cụ thể:

- Khi phát hiện nạn nhân có những biểu hiện nhiễm độc tố cần gây nôn chủ động; đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế

- Hạn chế và ngăn chặn độc tố phát triển trên cơ thể nạn nhân bằng cách cho nạn nhân truyền dịch, uống thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn, các trường hợp nặng hơn cần đến sự hỗ trợ của máy thở oxy, lọc thận,...

- Cho bệnh nhân rửa dạ dày, uống thanh hoạt tính, tháo,... để thải trừ chất độc

Cách xử lý thịt cóc để tránh ngộ độc

Thịt cóc rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng đem lại nguy cơ đe dọa đến sự nguy hiểm tính mạng của chúng ta. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng những loại sản phẩm thịt cóc đã qua chế biến dưới các loại như thực phẩm, thuốc đảm bảo xuất xứ được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành. Khi xử lý thịt cóc, cần lưu ý phải loại bỏ cóc tía (cóc có mắt màu đỏ), cắt bỏ đầu dưới 2 tuyến mang tai, bỏ 4 bàn chân cóc, lột da dưới nước, bỏ hậu môn, trứng, mật, gan, ruột. Chỉ lấy phần thịt và xương và phải rửa thật sạch nhiều lần dưới nước.

Theo VTC news

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU