Cần làm rõ việc vợ chồng đại gia Đường Dương cho vay nặng lãi có sự bao che

Người dân Thái Bình vẫn chưa hết xôn xao sau sự việc Nguyễn Xuân Đường (tức Đường 'Nhuệ') 49 tuổi cùng vợ là nữ doanh nhân bất động sản Nguyễn Thị Dương - 40 tuổi bị khởi tố liên quan đến tội Cố ý gây thương tích.

Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xem xét về hành vi thu lợi bất chính thông qua hoạt động cho vay nặng lãi của cặp vọ chồng Đường Dương

Trong trường hợp nếu có hành vi trốn thuế với giá trị từ 100 triệu đồng sẽ khởi tố, mức phạt tù cao nhất đối với cá nhân phạm tội trốn thuế có thể lên đến 7 năm tù.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền cao nhất là 4.500.000.000 đồng. (Điều 200 Bộ luật Hình sự) bên cạnh đó Doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra 

Như vậy, đối với sự việc này cơ quan điều tra cho rằng không có dấu hiệu vi phạm thì đây là vấn đề cần phải xem xét lại liệu có hay không dấu hiệu bao che của Công an khi sự việc diễn ra lâu và liện tục như thế.

Hoạt động cho vay nặng lãi được xử lý như sau:

Một là, về trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoản thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Đối với hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó "Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay".

Hai là, về trách nhiệm hình sự, để khép tội người cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 cần nhiều yếu tố: Cho vay lãi suất gấp 05 lần mức 20%/năm trở lên; Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khi có đủ 02 yếu tố này, người cho vay nặng lãi sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Theo Báo dân sinh

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU