Dưới đây là bài viết của bác sĩ Trương Hiệu Nhan, trưởng Khoa nội soi của một bệnh viện nổi tiếng ở Hà Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường của một bệnh nhân nữ 21 tuổi nhưng đã mắc căn bệnh ung thư nguy hiểm.
"Đây là một trường hợp ung thư dạ dày trẻ nhất mà tôi đã từng gặp từ khi làm bác sĩ. Cô gái này là Tiểu Đường, là một sinh viên năm thứ 2 tại một trường đại học ở Hà Nam.
Cô ấy mới 21 tuổi, ăn mặc giản dị, tuy sắc mặt hơi nhợt nhạt, thân hình gầy gò nhưng cô gái khá cao, có đôi mắt đẹp. Bên cạnh là bố của cô gái, có vẻ như gia đình không có điều kiện, họ đến từ nông thôn. Tiểu Đường luôn phàn nàn mình bị đau bụng, chán ăn gần 1 năm nay, gần đây cô không ăn uống được, thường xuyên đầy hơi , đau bụng, sụt cân nghiêm trọng, trong gần 2 tháng cô sút 10kg, và 2 tháng chưa có kinh nguyệt.
Xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, cô gái trẻ đã bị ung thư dạ dày.
Sau khi nghe Tiểu Đường nói, tôi hơi sốc bởi có khả năng cô gái bị ung thư dạ dày? Sau đó tôi bắt đầu làm các loại kiểm tra: xét nghiệm hơi thở c-14, xét nghiệm máu thông thường, xét nghiệm máu trong phân. Ngay sau đó, kết quả được đưa ra:
Helicobacter pylori dương tính, carbon 14 thở ra có giá trị DPM lên tới 1400, thiếu máu nặng, huyết sắc tố chỉ 67g; máu trong phân dương tính. Sau đó, tôi sắp xếp sáng hôm sau cho Tiểu Đường đi nội soi dạ dày. Đến khi nội soi dạ dày, tôi luôn hi vọng rằng những nghi ngờ của mình là sai.
Tuy nhiên, sự lo lắng của tôi vẫn xảy ra: Vừa mới nhìn vào khoang dạ dày, thấy miệng thượng vị khá hẹp, từ thượng vị đến thân dạ dày có một số tổn thương giống như loét, đi kèm theo các nốt sần, chất giòn, dễ chảy máu. Dưới sự quan sát của ống nội soi, đáy dạ dày cũng có tổn thương tương tự, khoang dạ dày có nhu động kém.
Theo lời người cha, cô gái Tiểu Đường từ nhỏ dạ dày đã không tốt, sống nội tâm, không thích nói chuyện, cũng rất kén ăn.
Sau đó, tôi cẩn thận lấy 4 khối làm sinh thiết. Vài ngày sau, kết quả bệnh lý được đưa ra, giống như phán đoán của tôi: ung thư kém biệt hóa, kém biệt hóa là một khối u với mức độ ác tính cao. Khi tôi nói kết quả với người cha của Tiểu Đường, người đàn ông 50 tuổi ngồi sụp xuống sàn và khóc: "Tôi chỉ có một đứa trẻ này, nó mới 21 tuổi, mới là sinh viên năm 2… bác sĩ nhất định phải cứu nó…" Tôi kìm nén cảm xúc và phân tích với bố của Tiểu Đường rằng, trước mắt vẫn còn có thể điều trị bằng phẫu thuật, thậm chí còn có thể hi vọng chữa lành, vạn lần không được từ bỏ".
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày?
Theo lời người cha, cô gái Tiểu Đường từ nhỏ dạ dày đã không tốt, sống nội tâm, không thích nói chuyện, cũng rất kén ăn, thường xuyên không ăn sáng, thích ăn đồ cay, lại hay thức khuya xem điện thoại. Cách đây 1 năm, Tiểu Đường bắt đầu đau bụng, chỉ mua thuốc để uống, thường có tác dụng sau khi uống thuốc. Đến kỳ nghỉ hè năm nay, Tiểu Đường lại bị đau bụng dữ dội, mới đến bệnh viện để khám, khi đó bác sĩ kiến nghị nội soi dạ dày, nhưng Tiểu Đường từ chối làm kiểm tra.
Bất lực, bác sĩ đã phải cho Tiểu Đường thuốc để điều trị loét, sau khi uống tình trạng có cải thiện. Kết thúc kỳ nghỉ để lên trường học, Tiểu Đường phát hiện bản thân thường xuyên bị đau bụng, trướng bụng, ợ hơi, ăn không ngon, không có sức lực để lên lầu. Cuối cùng, người cha phải đưa Tiểu Đường đến bệnh viện kiểm tra, không ngờ kết quả như thế này.
Cô gái trẻ thường xuyên nhịn ăn sáng và rất thích ăn cay.
Ung thư dạ dày không phải do một yếu tố duy nhất, mà là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Chẳng hạn như thói quen sinh hoạt kém, căng thẳng tinh thần, thức khuya, đồ ăn vặt, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, di truyền gia đình,…
Do đó, sau trường hợp của Tiểu Đường, tôi rất muốn nói với giới trẻ: Ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa, vì vậy mọi người hãy từ bỏ những thói quen giống như Tiểu Đường, mới có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, nội soi dạ dày là vũ khí duy nhất để kiểm tra các vấn đề về dạ dày và phát hiện ung thư sớm, vì vậy mọi người đừng sợ làm nội soi.
Nhóm người sau đây có nguy cơ mắc ung thư dạ dày và cần phải đi làm nội soi sớm:
1, Thường xuyên ăn các món chua, thịt hun khói, thịt nướng, chiên rán và thức ăn nhiều muối.
2. Người nghiện thuốc lá.
Người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
3. Ăn uống không đúng bữa, làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn, thường xuyên thức khuya, chịu áp lực cao.
4. Làm trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại.
5. Gia đình có tiền sử ung thư, đặc biệt là các thành viên gia đình có các khối u đường tiêu hóa.
6. Bị viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, những người này phải thường xuyên kiểm tra nội soi dạ dày để phát hiện hoặc loại bỏ ung thư dạ dày càng sớm càng tốt.
7, Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori dương tính.
(Nguồn: Sohu)
Theo Hà Vũ
Helino
Theo Trí Thức Trẻ