Ngày 15/9 vừa qua, trên mạng xã hội dậy sóng với đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ bị chồng bạo hành dã man.
Hình ảnh đoạn video ghi lại cho thấy, người chồng đẩy và nhấn đầu vợ xuống hồ nước. Chưa dừng lại, sau một hồi giằng co, người vợ thoát lên bờ thì người đàn ông này tiếp tục tấn công, đánh vợ dã man trước sự chúng kiến của con nhỏ. Được biết, vụ việc xảy ra tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Sự việc đã gây phẫn nộ và nhận được sự chia sẻ của nhiều người.
Trước đó, cư dân mạng bức xúc trước đoạn video ghi cảnh người chồng được cho là võ sư tung cước thẳng tay đánh đập, ném sỏi vào người vợ đang bế con nhỏ mới 2 tháng tuổi, làm chị và cháu bé nhiều lần ngã xuống nền nhà.
Người phụ nữ bị đánh cô gái tên V.T.T.L. (sinh năm 1992, đang công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội). Chồng đánh chị L. là võ sư, tên Nguyễn Xuân Vinh.
Trước đó, trên mạng cũng lan truyền clip cảnh vợ chồng đánh nhau như trong phim chưởng trước sự chứng kiến của cậu con trai cũng đã 6-7 tuổi.
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, trẻ sẽ hoảng loạn và niềm tin của trẻ với bố mẹ bị tổn thương.
Những hình ảnh khiến dư luận bức xúc thời gian này. (Ảnh chụp màn hình)
Trẻ dễ bị trầm cảm
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, việc người lớn đánh nhau trước mặt con thì rất có hại. Vì trước hết, đó chính là gương xấu về bạo lực. Trong gia đình, tất cả các mối quan hệ cần đặt yêu thương, tôn trọng lên trên hết. Trong trường hợp này, bố mẹ đã không để ý đến hành động của mình có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và hành vi của trẻ đến mức nào.
Theo TS Lâm, nếu trẻ với 2 tuổi chứng kiến bố mẹ đánh nhau dã man như vậy trẻ sẽ hoảng loạn, mất niềm tin, không có gì bấu víu được. Còn nếu trẻ lớn thì sau này có thể trẻ sẽ làm theo như người lớn đã làm. Còn nếu đó là trẻ có nhận thức tốt thì con sẽ xấu hổ về bố mẹ mình.
“Trong cuộc sống, khi bố mẹ đổ vỡ tình cảm như vậy, trẻ không biết dựa tinh thần vào đâu được. Như thế, dễ làm cho đứa trẻ trầm cảm, cô độc, trở lên bản tính hơn, tùy theo trạng thái của từng đứa trẻ”- TS Lâm nói.
Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) thì cho rằng, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Hành động bạo lực giữa bố và mẹ tạo ra môi trường stress ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ cho đến tận 19 tuổi.
TS tâm lý Vũ Thu Hương thì cho rằng,thông thường người bị đánh thường không cảm thấy sợ bằng người chứng kiến.Cháu bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý và có thể bị ảnh hưởng thành 2 hướng. 1 là cháu có thể phát triển tính hung hãn, về sau cũng hành hung người khác. TS Nam cho rằng, độ tuổi càng nhỏ, mức độ ảnh hưởng càng tiêu cực.
TheoTS Nam, nghiên cứu đã chỉ ra trẻ chứng kiến xung đột và bạo lực giữa cha và mẹ luôn cảm thấy bất an ngay trong môi trường gia đình, trở nên cảnh giác quá mức với các tình huống thường nhật.
“Điều này hạn chế trẻ tập trung để học các kỹ năng ứng xử phù hợp. Sống trong hoàn cảnh bố mẹ xung đột trường diễn cũng làm cho trẻ có nhiều biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ với nhiều ác mộng, rối loạn ăn uống, mất tập trung vào công việc dẫn đến kết quả học tập giảm sút’- TS Nam nhấn mạnh.
Theo Helino