Thông tin bé trai phát bệnh dại, sủa... lan truyền chóng mặt trên MXH
Mới đây, trên mạng xã hội Facebook, một clip về trường hợp em bé được cho rằng bị chó dại cắn xong phát bệnh dại luôn khiến không ít người cảm thấy thương cảm và lo lắng.
Theo chia sẻ của một người dùng mạng xã hội, em bé này bị chó cắn nhưng sợ bị bố mẹ mắng nên không nói cho gia đình biết để phòng bệnh, tới lúc phát bệnh thì không kịp nữa. Kết quả là em bị phát bệnh dại và liên tục có các biểu hiện như thè lưỡi, kêu ra các âm thanh như chó sủa, liên tục kêu la, ôm đầu do đau đầu...
Nói về clip đang lan truyền trên mạng xã hội, các bác sỹ cho biết khó mà khẳng định được em bé trong clip có mắc bệnh dại hay không. Bởi để xác định được bệnh cần phải dựa vào các chẩn đoán lâm sàng liên quan. Nhưng căn cứ trên biểu hiện “phát bệnh” của em bé trong clip, BS Nguyễn Trung Cấp (Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho rằng không có chuyện khi phát bệnh dại mà bệnh nhân có biểu hiện sủa như vật nuôi.
Đối tượng thường gặp phải nguy hiểm do chó cắn không loại trừ người lớn hay trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt phải nhấn mạnh đến trẻ em.
Ông cho biết thêm, thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3-4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau mới lên cơn dại và khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu chữa.
Biểu hiện của bệnh nhân khi bị virus bệnh dại tấn công
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, bệnh nhân bị virus dại tấn công thường có các biểu hiện ban đầu là: Đau nhức nơi vết cắn, sưng tấy vết cắn kèm sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.
Tiếp theo là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt, sùi bọt mép, sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió.
Nặng hơn nữa người bệnh có thể bị liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo, có hành vi không bình thường như chống đối người xung quanh, thể trạng suy sụp nhanh, luôn bị hôn mê, ngất và thậm chí tử vong nhanh chóng.
Sơ cứu đúng khi bị chó cắn để giảm thiểu nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang. Trong trường hợp đó, chúng ta không nên hốt hoảng quá mà cần nhanh chóng rửa vết thương do chó cắn. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương, rồi chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại. Cụ thể như sau:
Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch.
- Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu trong bước xử lý vết thương sau khi bị chó cắn là làm sạch. Bạn cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả các mầm bệnh. Rửa vết thương nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, tránh chạm tay trực tiếp vào vết thương.
- Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng là chỉ sử dụng một lượng nhỏ lên vết cắn, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì sẽ rất xót.
Sau khi rửa xong, lau khô xung quanh bằng bông, bạn sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
- Để vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng. Điều này rất quan trọng vì nếu bị chó cắn, bạn có thể bị chảy máu nhiều. Nâng cao vùng bị thương giúp cầm máu hiệu quả hơn.
- Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn chảy máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, chờ trong vòng 7 phút mà máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì tiếp tục đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
- Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh mất máu quá nhiều.
Làm gì để đề phòng dại khi bị chó cắn?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khi bị dại, người bị chó cắn trước khi phát bệnh từ 2-4 ngày thường có các biểu hiện như đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Nhiều người bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết. Khi bị phát dại, bệnh nhân thường sốt trên 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho. Chúng ta cần nhanh chóng:
Tiêm ngay vắc-xin phòng dại trong trường hợp:
- Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại kịp thời.
- Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Bạn cần tiêm phòng ngay trong trường hợp vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục...
Cần theo dõi sau 15 ngày để quyết định có tiêm hay không trong các trường hợp:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại.
Để phòng tránh chó cắn hoặc chó dại cắn, các chuyên gia khuyến cáo, nếu nhà có trẻ nhỏ, phụ huynh nên hạn chế nuôi chó. Nếu có nuôi phải tiêm ngừa cho chó, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó khi con vật đang ngủ, ăn và đặc biệt là chó đang nuôi con. Nên nhốt chó vào lồng. Đặc biệt cần phải tiêm phòng dại và uốn ván để loại bỏ tối đa nguy cơ bị dại do chó cắn.
Ngoài ra, những gia đình nuôi chó cần tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ. Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng. Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm. Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn. Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên và nhanh chóng mang trẻ đến bệnh viện.