Angelina Jolie, người cũng bị đột biến gen BRCA, cũng đã cắt bỏ vú hai bên vào năm 2013 để giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, đối với Taylor, năm nay mới 25 tuổi và vẫn chưa xác định có muốn có con trong tương lai hay không nên cô đã không thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. "Bây giờ, tôi chỉ có thể sống tạm thời với một nửa nguy cơ ung thư", cô cho biết.
Sau phẫu thuật đến nay, mặc dù nhiều người nói rằng Taylor còn quá trẻ để vội vàng đưa ra quyết định lớn như vậy nhưng bản thân cô lại chưa bao giờ hối hận về quyết định này. "Cuộc phẫu thuật này quả thực là một quyết định khó khăn. Thật khủng khiếp, đau đớn, nguy hiểm và bốc đồng nhưng cuối cùng nó đã trở thành một điều dũng cảm và đẹp đẽ, và nó sẽ thay đổi cuộc đời tôi. Cuối cùng tôi hy vọng rằng những người thân thiết với tôi có thể tránh được số phận chết vì bệnh ung thư. Tôi muốn dùng cuộc đời mình để ăn mừng với họ", cô chia sẻ.
Gen BRCA là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh ung thư?
Có một gen BRCA đột biến - như Angelina Jolie nổi tiếng mang trong mình - làm tăng đáng kể khả năng một phụ nữ mắc bệnh ung thư vú trong đời, từ 12% lên 90%.
Có khoảng 1/800 đến 1/1.000 phụ nữ mang đột biến gen BRCA, làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Cả BRCA1 và BRCA2 đều là gen sản xuất protein để ngăn chặn khối u. Khi chúng bị đột biến, DNA có thể bị tổn thương và các tế bào có nhiều khả năng trở thành ung thư.
Các đột biến thường được di truyền và làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Khi một đứa trẻ có bố hoặc mẹ mang đột biến ở một trong những gen này thì chúng có 50% nguy cơ gặp các đột biến.
Khoảng 1,3% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ phát triển ung thư buồng trứng, con số này tăng lên 44% phụ nữ thừa hưởng đột biến BRCA1 đột biến.
Phẫu thuật cắt bỏ hai tuyến vú là gì?
Đây là một cách điều trị ung thư vú và thường được thực hiện cho những phụ nữ có nguy cơ cao bệnh quay trở lại sau khi điều trị.
Phương pháp điều trị này cũng có thể phù hợp với những phụ nữ không thể xạ trị, có khối u lớn hơn 5cm hoặc có đột biến, chẳng hạn như đột biến gen BRCA, làm tăng nguy cơ ung thư của họ.
Các tác dụng phụ sau phẫu thuật có thể bao gồm đau, sưng, tích tụ máu hoặc chất lỏng tại vị trí phẫu thuật, cử động cánh tay hạn chế và tê ở ngực hoặc cánh tay trên.
Sau khi phẫu thuật, một số phụ nữ có thể mong muốn được tạo hình lại gò vú để phục hồi hình dạng của nó trong phẫu thuật tái tạo vú.
Một số bệnh nhân có thể được yêu cầu thêm các hình thức điều trị khác sau khi cắt bỏ vú như xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp hormone.
Nguồn: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
Theo Zhao Li/Aboluo, Dailymail