Những đứa trẻ khi vừa mới chào đời chưa biết gì về mọi thứ xung quanh, chúng đều có nhu cầu khám phá và làm quen thế giới, vì vậy các em thường rất tò mò về những gì diễn ra trước mắt. Trẻ cũng có trí tưởng tượng phong phú, bởi thế đôi khi những gì đôi mắt trẻ nhìn thấy người lớn cũng không thể nắm bắt và hiểu được hết.
Tiểu My là một đứa trẻ nay đã lên 4 tuổi, cô bé rất ngoan ngoãn và dễ thương. Dịp sinh nhật năm ngoái, dì của em tặng em một con búp bê rất dễ thương và đây là món quà mà cô bé thích nhất. Lúc nào khi ở nhà, cô bé cũng ôm búp bê trong tay, kể cả lúc ngủ hay lúc ăn cơm. Em cũng thường hay hỏi han, chăm sóc cho búp bê hệt như người thật.
Một ngày nọ, Tiểu My phát hiện ra rằng con búp bê của mình nhấp nháy mắt và chuyển động, vì vậy cô bé đã chạy đến bên mẹ để kể mẹ nghe về chuyện này. Song người mẹ đang bận rộn nên chẳng để ý đến lời con nói. Bà chỉ nghĩ câu nói của đứa trẻ chỉ là một lời đùa nên chị đã lấy lý do vu vơ để con thôi không thắc mắc hay hỏi han về vấn đề này nữa. Người mẹ nói rằng: "Búp bê thích được con chăm sóc nên nháy mắt để ra hiệu đấy!"
Dù chỉ là lời nói đùa nhưng Tiểu My đã tin đã là sự thật nên cô bé càng dành sự quan tâm cho búp bê hơn. Em ôm búp bê vào lòng khi đi ngủ, luôn quan tâm hỏi han búp bê, kể chuyện, tâm sự với búp bê. Thậm chí em còn không cho người khác chạm vào món đồ chơi này.
Cuối cùng, bố mẹ Tiểu My cũng phát hiện ra sự bất thường của con gái, họ cảm thấy trong mắt con lúc này chỉ có búp bê. Cả ngày em chỉ cần trò chuyện với búp bê mà chẳng hé nửa lời với bố mẹ. Điều này khiến chị phải đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý ngay.
Sau khi bác sĩ hỏi thăm khám thì phát hiện nguyên nhân khiến Tiểu My trở nên như thế này đều là do bố mẹ của em đã quá bận rộn. Hàng ngày họ luôn làm việc và nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp mà bỏ qua cảm xúc của con. Do đó, em xem búp bê như người thân duy nhất và dùng món đồ chơi này để giải tỏa đi những sự trống trải khi ở nhà. Từ đây, em tự cảm nhận thấy búp bê chuyển động và tương tác với mình.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ tìm thứ gì đó để mong con không làm phiền khi bận rộn như điện thoại di động, TV, phim hoạt hình hay đồ chơi .. Đây là một cách tiếp cận vô trách nhiệm, bất kỳ một vật chất gì cũng không thể thay thế sự chăm sóc của cha mẹ. Nếu để trẻ có tuổi thơ gắn liền với TV, đồ chơi, các trò game giải trí,... thì đến một thời điểm, các em sẽ dính chặt mình vào trong đó và mất đi sự kết nối với bố mẹ, sinh ra các vấn đề về tâm lý.Vậy làm cách nào để cho con một tuổi thơ trọn vẹn?
1. Đồng hành cùng con nhiều hơn
Là cha mẹ, sau khi trở về nhà mỗi ngày, chúng ta phải dành ít nhất một tiếng đồng hồ để trò chuyện và chơi cùng con để trẻ cảm nhận sự kết nối giữa mình với với các thành viên trong gia đình. Bạn cũng có thể đưa trẻ đi dã ngoại vào cuối tuần, vun đắp mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ cho con bạn một tuổi thơ hạnh phúc.
2. Khuyến khích và khen ngợi trẻ nhiều hơn
Trẻ muốn được cha mẹ công nhận vì vậy cha mẹ không nên tiếc những lời động viên dành cho con khi thấy con có sự tiến bộ hay con hoàn thành một công việc nào đó. Nhất là khi trẻ gặp khó khăn, chúng ta không nên chỉ trích mà nên an ủi, tạo niềm tin và cho trẻ động lực để tiến lên phía trước. Điều này không chỉ khiến trẻ tự tin hơn mà còn cho trẻ biết rằng mình đã được cha mẹ công nhận và dành nhiều sự yêu thương.
Theo Sohu
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/con-gai-4-tuoi-me-oi-bup-be-nhay-mat-me-tuong-noi-dua-nen-phot-lo-su-that-sau-do-khien-me-hoi-han-161222002090548310.htm
Theo ttvn.vn