Con không chép bài, không làm bài tập và 6 bước xử lý thấu tình đạt lý của bà mẹ ở Hà Nội

(lamchame.vn) - Chúng ta có thể thuyết phục con, phạt con, hoặc chiều theo con. Có điều, rõ ràng chúng ta không thể 'sa thải' con.

Q.M khắc tên mình trên cát.

Theo chị Hương, quá trình xác định mục tiêu và lên kế hoạch giúp con hiểu "luôn phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi mục tiêu". Quá trình thực hiện kế hoạch cần tính kỷ luật cao. Ví dụ mỗi ngày con phải làm hết bài tập về nhà của ba môn chính thì bạn phải đảm bảo biết được con học gì trong ngày và có bài tập gì. Nếu con chưa học xong thì đừng cho con xem phim, dùng điện thoại và chơi máy tính – thiết bị điện tử luôn chi phối tâm trí và làm con khó tập trung vào việc học. Việc nhà con phải làm mỗi ngày giúp con biết "cần lo ăn uống cho bản thân mình". 

"Khi con thể hiện năng khiếu rõ rệt ở một lĩnh vực cụ thể nào đó, hãy cho phép con dành toàn bộ sự chú ý, đam mê, thời gian cho môn năng khiếu đó; và cho phép con bớt chú ý với những kiến thức cơ bản như Toán, Văn, Anh. 

Chị bạn mình đã chấp nhận con chỉ có năng khiếu vẽ, mỗi lần đi họp phụ huynh chỉ cần con lên lớp là chị đã rất vui mừng; con học hết lớp 9, chị sắp xếp để con đi học Cao đẳng nghệ thuật. Bạn học cùng lớp con trai mình có năng khiếu hát. Bạn ấy cũng được mẹ chuyển từ trường điểm (đúng tuyến) sang trường thường trái tuyến để giảm áp lực học. Con sẽ học Cao đẳng nghệ thuật khi hết lớp 9.

Con trai mình có năng khiếu cờ vua, nhưng khi bị ép học kiểu "Học cờ xong mới được chơi game" thì con đã bỏ cờ vua một cách dứt khoát. Đến bây giờ, khi đã bỏ cờ vua được hơn 6 tháng, con vẫn rất cảnh giác khi mẹ nhắc đến chữ "chơi cờ". Vì thế, hãy cảnh giác khi đặt điều kiện với việc học của con. Con hoàn toàn có thể vứt bỏ việc học khi cảm thấy bị thách thức", bà mẹ ba con lưu ý thêm.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU