Rối loạn TIC do nghiện smartphone
Ngày nay, việc con trẻ sử dụng máy tính bảng, smartphone không còn là chuyện hiếm gặp trong các gia đình. Nhất là những ông bố bà mẹ quá ít thời gian cho con. Dỗ con ăn, dỗ con không khóc, hoặc đơn giản là không có ai trông nom thì đưa điện thoại, máy tính bảng để con chơi và ngồi im một chỗ. Nếu quá lạm dụng điều này, trẻ sẽ bị phụ thuộc, thậm chí là nghiện thiết bị điện tử. Thay vì khám phá cuộc sống rộng lớn, thế giới của trẻ bi thu hẹp trong thiết bị điện tử nhỏ bé.
Trẻ nháy mắt liên tục không tự chủ có thể do chứng rối loạn TIC |
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM từng tiếp nhận một bé gái 9 tuổi được cha mẹ đưa đến khám với biểu hiện giật cơ mắt liên tục trong suốt 3 ngày trời. Ban đầu, bé được khám chuyên khoa mắt vì bé có tật cận thị bẩm sinh. Tuy nhiên sau khi đã được đo lại mắt và chỉnh kính, mắt em bé vẫn giật liên hồi. Bé được chuyển tới khám ở khoa Nhiễm thần kinh. Tại đây, các bác sĩ cho biết bé mắc chứng rối loạn TIC và được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Mẹ bé cho biết, thời gian qua, do chị bán hàng online khá bận, chồng đi công tác suốt. Do suốt ngày phải làm việc trên máy tính nên chị cũng để con mình tự chơi với máy tính bảng.
Ngoài trường hợp trên, bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 TPHCM đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhi ở độ tuổi từ 4-10 nhập viện vì hội chứng TIC. Nhất là vào dịp hè. Vì thời gian này, trẻ được nghỉ học và có khá nhiều thời gian vui chơi tự do. Nhiều cha mẹ quá bận rộn nên để con xem ti vi hoặc chơi game, dùng smartphone quá lâu. Việc tập trung vào điểm nhỏ đã khiến mắt trẻ căng thẳng. Thêm vào đó, sự chuyển động 24 hình/giây trên màn hình sẽ làm gia tăng rối loạn vận động.
Rối loạn TIC khiến trẻ mất tập trung, thiếu tự tin
BS Nguyễn Quang Vinh, Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, rối loạn TIC không có tổn thương bên trong não và thần kinh ngoại biên. bao gồm rối loạn vận động và rối loạn âm thanh. Các biểu hiện chính rất dễ nhận biết như biểu hiện bằng các triệu chứng thường từ trên xuống dưới. Thường gặp nhất là vùng mặt, vùng đầu, cánh tay, bàn tay, xa hơn là hệ thống hô hấp và tiêu hoá. Vùng mặt thường biểu hiện nhăn mặt, nhăn trán, nhớn lông mày, nháy mi mắt, nhăn mũi, chun lỗ lũi, nhếch mép, cắn môi, thè lưỡi, há miệng, lắc đầu, cắn lưỡi, xoay cổ. Ở phía dưới thường là giật bàn tay, giật cánh tay, giật ngón tay, nhún vai, lắc chân, lắc đầu gối. Nếu là đường tiêu hoá thường là nấc cụt, ngoài ra còn biểu hiện cả những hành động như thở dài, ngáp, hít, huýt sáo, ợ, hắng giọng, phát ra những âm thanh lạ…
Những đứa tẻ của thời công nghệ |
Rối loạn TIC tuy không nguy hiểm, nhưng khá bất tiện và làm cho trẻ mất tập trung, thiếu tự tin. Nếu trẻ có biểu hiện này, cha mẹ nên “cai” nghiện smartphone, máy tính bảng và các thiết bị điện tử cho con. Mắt trẻ phải được nghỉ ngơi. Thay vì cho con chơi điện thoại, hãy để bé gần gũi với thiên nhiên, khám phá thế giới, tập các bài tập cho mắt bằng việc nhìn vào những vật thể như cây cối, mây trời, hoa lá…Nếu bệnh quá nặng, các bác sĩ mới sử dụng đến biện pháp thuốc hoặc trị liệu tâm lý.