Đứa trẻ nào còn nhỏ cũng thích bú mẹ và sờ ti mẹ. Chính điều này tạo nên sợi dây gắn kết đặc biệt giữa mẹ và con cái. Tuy nhiên, rất nhiều đứa trẻ sau khi cai sữa rồi vẫn không từ bỏ thói quen sờ ti mẹ. Thậm chí, không ít đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học vẫn duy trì thói quen này.
Thói quen xấu của cậu bé 8 tuổi
Tiểu Mã năm nay đã 8 tuổi. Cậu bé có một thói quen kỳ lạ khiến mẹ cậu cảm thấy rất xấu hổ, đó là sờ ti. Tiểu Mã cảm thấy không an toàn khi ngủ vào ban đêm, vì vậy cậu vẫn nằm cùng giường với bố mẹ. Và trong giấc ngủ, cậu cũng vô thức đặt tay lên ngực mẹ dù liên tục bị cấm đoán.
Bố của Tiểu Mã đã nhiều lần nói chuyện, động viên rồi cố gắng rèn cho cậu bé ở một mình để thay đổi thói quen nhưng cuối cùng kết thúc trong thất bại. Cả hai cảm thấy không còn cách nào khác là để mặc 1 mình Tiểu Mã trong phòng. Kết quả là cậu khóc lóc rất thương tâm vào ban đêm. "Trái tim tôi đột nhiên cảm thấy mềm yếu mặc dù trước đó khăng khăng làm như vậy" - mẹ Tiểu Mã chia sẻ.
Nhiều đứa trẻ độ tuổi tiểu học vẫn có thói quen sờ ti mẹ. (Ảnh minh họa).
"Cứng rắn như vậy cũng không phải cách phù hợp" - bố của Tiểu Mã đã nghĩ vậy và quyết định đưa con đến phòng khám tâm lý. Thông qua các cuộc trò chuyện chi tiết với bác sĩ và một số thí nghiệm nhỏ, cuối cùng họ đã kết luận rằng đứa trẻ thiếu đi cảm giác an toàn.
Hóa ra, không lâu sau khi Tiểu Mã chào đời, mẹ cậu đã vội vã đi làm trở lại. Đứa trẻ thậm chí không ti sữa mẹ trong một thời gian dài và sống với bà ngoại cả ngày. Sau khi công việc ổn định, mẹ Tiểu Mã mới thoải mái đón cậu trở về và tự mình chăm sóc.
Như để bù đắp cho những tháng ngày trước đó, người mẹ đã tỏ ra quá vồ vập với con nhỏ và có những hành động chiều chuộng quá mức. Cô thường đi ngủ cùng Tiểu Mã vào buổi tối, thỏa hiệp mọi thứ khi cậu bé cất tiếng khóc. Theo thời gian, tình trạng đã kéo đến hiện tại. "Tôi không mong muốn điều đó. Tôi thấy xấu hổ, đó là lỗi của tôi" - mẹ Tiểu Mã đã phải thốt lên như vậy.
Tại sao trẻ em thích sờ ti mẹ?
Đối với mỗi đứa trẻ, ngực của người mẹ không chỉ là nơi cung cấp thức ăn đầu tiên, mà còn khiến chúng cảm nhận được sự ấm áp và an toàn. Sở thích sờ ti cũng thường bắt nguồn từ việc bé yêu thương và muốn gần gũi với mẹ. Hành động này giúp bé thấy thư thái, yên tâm và có cảm giác an toàn. Nên khi thấy bất an, bé lại thực hiện hành vi đó nhằm giải tỏa cơn sợ hãi, hoang mang của mình.
Hãy nói với con rằng, sờ ti mẹ là hành động không nên làm, nhất là trước đám đông (Ảnh minh họa).
Mẹ nên làm gì?
1. Kiên quyết từ chối yêu cầu của trẻ
Có thể nói, thói quen sờ ti của trẻ một phần cũng do sự dung túng của người lớn. Dù biết là không tốt, không nên, thế nhưng mẹ lại không đủ kiên quyết từ chối hành động này của bé dần dần mới tạo thành thói quen.
Mỗi khi trẻ vươn đôi tay bé nhỏ của mình, định chạm vào ngực mẹ thì hãy kiên quyết ngăn chặn nó ngay. Những lúc này, mẹ nên nắm lấy bàn tay của trẻ để trẻ cảm nhận được sự ấm áp và an toàn, đồng thời dần dần từ bỏ thói quen sờ ti.
Bên cạnh đó, cũng phải thay đổi nhận thức cho những đứa trẻ. Hãy nói với con rằng, sờ ti mẹ là hành động không nên làm, nhất là trước đám đông.
2. Đừng vội vàng để thành công
Sở thích sờ ti mẹ hình thành từ thuở lọt lòng, vậy nên trẻ càng lớn, càng khó cai nghiện. Do đó, các mẹ cần có sự kiên nhẫn, không nên sốt ruột khi cố cai mãi chưa thấy kết quả.
Khi trẻ đặt tay lên ngực mẹ, hãy nhấc tay trẻ ra và nói: "Con lớn rồi, không nên sờ ti mẹ nữa, thế là xấu lắm". Lần tiếp theo trẻ lại sờ, mẹ lại nhấc tay trẻ bỏ xuống. Dần dà, trẻ cũng sẽ bớt đi và không sờ nữa. Để thành công các mẹ phải cương quyết, không được mềm lòng, không dung túng cho sở thích không tốt của con.
Theo Helino