Bệnh nhân Đ phục hồi sau mổ.
Trên bàn mổ, bác sĩ đã mở ổ bụng bệnh nhân để tìm tổn thương thì phát hiện có tổn thương ở phân thùy 5 của gan phải và khoảng 1000ml máu chảy tràn trong ổ bụng. Sau khi cầm máu tạm thời, nâng huyết áp, bác sĩ xác định vị trí rách gan. Do vị trí rách gan nằm ở phía sau, ở ngay cạnh ống mật và túi mật, khó bộc lộ để khâu nên việc khâu gan rất khó khăn. Tuy nhiên, ca mổ đã thành công, cầm máu tốt, khống chế được nhiễm trùng.
Trước, trong và sau ca phẫu thuật, bệnh nhi được truyền 10 đơn vị máu, được truyền dịch, đặt dẫn lưu ổ bụng. 2 giờ sau mổ, bệnh nhi đã tỉnh táo, nhận biết được, không còn bị mất máu. 15 ngày sau mổ, mọi xét nghiệm của bệnh nhi có kết quả bình thường và được xuất viện.
Trường hợp thứ 2 là bé N.A.Đ., 4 tuổi, ngụ xã An Phước, H.Long Thành, nhập viện đêm ngày 11-8 trong tình trạng sốc, trụy mạch, diễn tiến rất nặng, tiên lượng rất xấu. Tại phòng mổ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị vỡ gan phải, dập nát nhiều, chảy rất nhiều máu khiến việc khâu gan vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các bác sĩ phải tấn gạc cầm máu nhằm tăng huyết áp rồi thực hiện khâu gan một cách tỉ mỉ.
Theo BS CKI.Bùi Đình Hà cho hay: "Lần đầu khâu gan xong, máu vẫn chảy rỉ rả nên chúng tôi phải tiến hành khâu thêm một lần nữa rồi đắp gạc cầm máu. Tuy nhiên, do bé bị tràn khí màng phổi phải, tụ máu ở thành ruột non nhiều gây biến chứng tắc ruột nên các bác sĩ buộc phải cắt bỏ 50cm ruột của bé. Sau đó, tiến hành hồi sức cấp cứu cho bé nên bé thoát sốc. Sau ca mổ hơn 4 giờ đồng hồ, bé bị sốt kéo dài, nhiễm trùng nhiều, men gan tăng cao. Các bác sĩ đã dồn mọi nguồn lực để cứu chữa cho bé và bé được cứu sống ngoạn mục".
Cũng theo BS Hà, điều mà các bác sĩ lo sợ nhất đối với 2 ca bệnh này là sau mổ 2 bé chảy máu nhiều, bị suy gan, suy thận khiến phải lọc máu nhưng rất may điều đó đã không xảy ra. Dự kiến trong tuần tới, bé Đ. sẽ được xuất viện.