Khi quyết định cho con đi du học, cha mẹ cần phải tính toán kỹ các khoản chi phí phải bỏ ra hàng tháng, hàng năm. Ngoài học phí, một du học sinh còn cần phải chi tiêu nhiều khoản khác như nhà ở (ký túc xá, thuê căn hộ ngoài,...), chi phí đi lại, bảo hiểm y tế, visa,...
Chính vì vậy, nếu gia đình không nắm vững các khoản cần chi và lên kế hoạch tài chính chi tiết cẩn thận thì việc du học của con rất dễ đổ bể. Theo đó, ngoài học phí, có những khoản mà cha mẹ cần lưu ý như sau:
- Nhà ở
Sau học phí, thì nhà ở là mối bận tâm lớn thứ 2 của du học sinh. Dưới đây là số tiền ước tính cho phí thuê nhà và các chi phí tiện ích mỗi tháng ở một số quốc gia. Số liệu tham khảo từ các nguồn Times Higher Education (một tạp chí báo cáo cụ thể về tin tức và các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học), trang web Education.com,...
Quốc gia | Chi phí thuê hàng tháng | Chi phí tiện ích hàng tháng |
---|---|---|
Úc | $273 - 864 (~6,4 - 20 triệu đồng) | $133 (~3,1 triệu đồng) |
Canada | $190 - 531 (~4,4 - 12,4 triệu đồng) | $129 (~3 triệu đồng) |
Mỹ | $500 - 3.500 (~11,7 - 82 triệu đồng) | $185 (~4,3 triệu đồng) |
Vương quốc Anh | $719 - 855 (~16 - 20 triệu đồng) | $131 (~triệu đồng) |
Đức | $248 - 785 (~5,8 - 18,4 triệu đồng) | $130 (~triệu đồng) |
Pháp | $236 - 540 (~5,5 - 12,6 triệu đồng) | $83 (~triệu đồng) |
Nếu không muốn tốn kém, cha mẹ có thể tham khảo đăng ký cho con ở tại ký túc xá của trường đại học. Nếu muốn thuê nhà ở riêng, hãy thử tìm một ngôi nhà hoặc căn hộ ở ngoại ô thành phố. Bất động sản nằm trong hoặc gần trung tâm thành phố thường đắt đỏ, vì vậy việc thuê nhà ở các thị trấn hoặc làng nhỏ hơn có thể giúp tiết kiệm.
Ngoài ra, việc ở ghép cũng sẽ giúp du học sinh tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Một cách khác là du học sinh cũng có thể tham khảo, ở homestay cùng với gia đình địa phương. Đây sẽ là một trải nghiệm văn hóa khá thú vị.
Tìm cho mình một người bạn cùng phòng hoặc một số bạn cùng nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải trả tiền thuê nhà một mình và bạn có thể chia nhỏ chi phí tiện ích.
- Chi phí tạp hóa
Ngoại trừ những sinh viên sống trong ký túc xá, được phục vụ ăn uống thì nếu thuê nhà ở bên ngoài, du học sinh sẽ tốn một khoản đi chợ, nấu nướng, mua thực phẩm. Tất nhiên, chi phí thực phẩm hàng tháng sẽ phụ thuộc vào lối sống, sở thích của bạn, tuy nhiên vẫn sẽ có bảng ước lượng chung như saul:
Quốc gia | Chi phí tạp hóa hàng tháng |
---|---|
Úc | $228 (~ 5,3 triệu đồng) |
Canada | $151 (~ 3,5 triệu đồng) |
Mỹ | $180 (~4,2 triệu đồng) |
Vương quốc Anh | $263 (~ 6,1 triệu đồng) |
Đức | $118 (~ 2,7 triệu đồng) |
Pháp | $293 (~ 6,8 triệu đồng) |
Trung Quốc | $200 (~ 4,7 triệu đồng) |
Nhật Bản | $175 (~ 4,1 triệu đồng) |
Tây ban nha | $235 (~ 5,5 triệu đồng) |
Nga | $143 (~ 3,3 triệu đồng) |
- Đồ dùng học tập
Du học sinh cũng sẽ tốn một khoản mua đồ dùng học tập (sách giáo khoa, văn phòng phẩm, tài liệu nghệ thuật, máy in, mực,...), chi phí trung bình như sau:
Quốc gia | Chi phí đồ dùng học tập* (mỗi năm) |
---|---|
Úc | $550 (~ 12,9 triệu đồng) |
Canada | $459 (~ 10,7 triệu đồng) |
Mỹ | $1,170 (~ 27,5 triệu đồng) |
Vương quốc Anh | $962 (~ 22,6 triệu đồng) |
Đức | $356 (~ 8,3 triệu đồng) |
Pháp | $712 (~16,7 triệu đồng) |
Trung Quốc | $466 (~ 10,9 triệu đồng) |
Nhật Bản | $336 (~ 7,8 triệu đồng) |
Tây ban nha | $1,060 (~ 24,9 triệu đồng) |
Nga | $300 (~ 7 triệu đồng) |
- Thị thực
Thị thực sinh viên cấp cho bạn quyền ở lại một quốc gia trong suốt thời gian học tập. Hầu hết các quốc gia đều tính phí xin thị thực và một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu thanh toán cho giấy phép cư trú tạm thời. Mỗi quốc gia có quy trình đăng ký và phí riêng, khoảng phí như sau:
Quốc gia | Chi phí xin thị thực |
---|---|
Úc | $446 (~ 10,4 triệu đồng) |
Canada | $114 (~ 2,6 triệu đồng) |
Mỹ | $510 (~ 11,9 triệu đồng) |
Vương quốc Anh | $458 (~ 10,7 triệu đồng) |
Đức | $71 (~ 1,6 triệu đồng) |
Pháp | $117 (~ 2,7 triệu đồng) |
Trung Quốc | $97 (~ 2,2 triệu đồng) |
Nhật Bản | $28 (~ 658 nghìn đồng) |
Tây ban nha | $70 (~ 1,6 triệu đồng) |
Nga | $160 (~ 3,7 triệu đồng) |
- Bảo hiểm y tế
Ở nhiều quốc gia, du học sinh phải có bảo hiểm y tế hợp lệ. Nếu không có nó, đơn xin thị thực sẽ bị từ chối. Chi phí bảo hiểm y tế tại một số quốc gia như sau:
Quốc gia | Chi phí bảo hiểm y tế trung bình (mỗi năm) |
---|---|
Úc | $105 (~ 2,4 triệu đồng) |
Canada | $294 (~ 6,9 triệu đồng) |
Mỹ | $1,020 (~ 23 triệu đồng) |
Vương quốc Anh | Bảo hiểm y tế không bắt buộc |
Đức | $1,134 (~ 26,6 triệu đồng) |
Pháp | $496 (~ 11,6 triệu đồng) |
Trung Quốc | $116 (~ 2,7 triệu đồng) |
Nhật Bản | $288 (~ 6,7 triệu đồng) |
Tây ban nha | $212 (~ 4,9 triệu đồng) |
Nga | $150 (~ 3,5 triệu đồng) |
- Chi phí vé máy bay
Nếu du học sinh dự định về nhà trong các kỳ nghỉ thì cần phải tính đến chi phí máy bay. Dưới đây là một số mẹo hàng đầu để có chuyến đi tiết kiệm hơn:
- Đặt chuyến bay sớm: Càng đặt muộn, vé máy bay càng đặt hơn. Lập kế hoạch và đặt trước vé sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá.
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyến bay để tìm được chuyến có giá tốt nhất.
- Đăng ký thẻ tích điểm của hãng hàng không
- Chọn hãng hàng không giá rẻ
Bên cạnh chi phí máy bay, du học sinh cũng cần tính đến chi phí đi lại hàng ngày. Một số trường đại học, chẳng hạn như ở Đức, cung cấp cho sinh viên thẻ giao thông công cộng miễn phí khi đăng ký.
Trong trường hợp như vậy, bạn nên mua vé tháng các phương tiện giao thông công cộng hoặc mua một chiếc xe đạp để tiện đi lại.