3. Đi bộ thay vì lái xe: Phòng ngừa bệnh tật
Chăm chỉ đi bộ thay vì lệ thuộc vào xe cộ là một cách giúp cơ thể được vận động tốt hơn và phòng bệnh tốt hơn.
Nếu bạn là người bận rộn, không thể dành ra 45–60 phút mỗi ngày cho việc đi bộ thì hãy tranh thủ vận động nhiều nhất có thể. Chẳng hạn thay vì dùng thang máy hãy thay thế bằng việc đi thang bộ, cố gắng gửi xe ở địa điểm xa cơ quan nhất để tranh thủ đi bộ khi đi làm… Hãy tìm mọi phương án phù hợp với bạn, miễn sao gia tăng mức độ cũng như thời gian vận động cơ thể.
4. Đếm một, hai, ba, và bốn khi đi bộ: Tập ngực và phổi
Duy trì được nhịp thở ổn định, hít vào thở ra đúng cách sẽ giúp bạn đi bộ được lâu hơn, đỡ tốn sức hơn. Bên cạnh đó, thở theo nhịp còn tác động tích cực đến hoạt động của phổi và ngực.
Cách tập luyện: Đếm trong đầu 4 nhịp, tương đương 4 bước. Nhịp thứ nhất là nhịp hít vào, đến nhịp thứ tư thì thở ra. Duy trì việc đếm nhịp này trong suốt quá trình tập luyện.
5. Đi bộ kết hợp uốn cong chân: Ngừa bệnh tiểu đường
Mỗi ngày, đi bộ theo phương thức này 5-10 phút giúp tăng cường sức mạnh của cơ đùi và cơ bắp, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu và cản trở sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Cách tập luyện: Bước một chân dài về phía trước, sau đó uốn cong chân trước để thực hiện động tác nhún chân. Đặt đùi song song với mặt đất, giữ trong 1–2 giây, lặp lại tương tự với chân còn lại.
6. Vỗ nhẹ vào vùng eo: Giảm mỡ bụng
Dư thừa mỡ ở bụng là nguyên nhân gia tăng kích thước vòng eo khiến nhiều người tự ti về ngoại hình. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa. Nếu vòng eo của phụ nữ vượt quá 80cm, của đàn ông vượt quá 85cm thì cơ thể dễ bị thừa mỡ nội tạng. Đi bộ là phương pháp giảm cân và giảm số đo vòng eo hiệu quả.
Cách tập luyện: Khi đi bộ, dùng hai tay vỗ nhẹ vào hai bên trái và phải của thắt lưng. Thực hiện động tác này trong nửa giờ/ngày.