Điểm chuẩn xét học bạ "LẠM PHÁT", nhiều ngành vượt... 30 điểm: Có hay không sự thiếu công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh?

(lamchame.vn) - Điểm xét tuyển đại học bằng học bạ tăng dần đều qua các năm. Năm học 2021-2022 ghi nhận nhiều ngành học lấy điểm chuẩn theo phương thức này lên tới trên... 30.


Thầy Đinh Đức Hiền.

Vấn đề xảy đến với xu hướng thứ hai khi nhiều trường chỉ tính điểm học bạ, hầu hết là các trường top dưới, dẫn tới điểm học bạ bị lạm phát. Các trường top dưới vốn khó tuyển được thí sinh cho nên họ phải tìm mọi cách, tuyển bằng học bạ là hình thức tuyển dễ nhất, sớm nhất, đồng thời chỉ tiêu các trường này dành cho xét tuyển học bạ cũng rất lớn.

Vậy tại sao điểm chuẩn xét tuyển bằng học bạ lại tăng cao đến vậy, vì đơn giản điểm học bạ là điểm số mà các trường đại học không thể kiểm soát, nó phụ thuộc hoàn toàn vào trường THPT, giáo viên, học sinh. Tình trạng nâng điểm để làm đẹp học bạ, tạo điều kiện cho học sinh diễn ra không ít tại nhiều nơi.

Hiện nay, một số trường ĐH ra quy định ưu tiên xét tuyển học bạ với các trường THPT uy tín, tuy nhiên nó chỉ tăng độ tin cậy phần nào. Bởi lẽ kể cả không có tình trạng tạo điều kiện thì cũng không hề có mức độ chuẩn chung về độ khó giữa các đề kiểm tra của các trường, các tỉnh, điều đó dẫn tới 9,0 của trường này rất khác với 9,0 của trường khác. Ngay cùng một trường thôi thì các giáo viên cùng bộ môn đã ra đề kiểm tra khác nhau".

Theo thầy Hiền, tuyển sinh chỉ bằng học bạ chỉ có thể đạt độ tin cậy cao khi chất lượng đào tạo, kiểm tra, đánh giá đồng đều ở tất cả các địa phương và phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch ở các kì thi. Còn hiện tại chỉ nên lấy nó là 1 điều kiện để xét kết hợp với phương thức khác.

Trả lời trên Tuổi Trẻ, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng chính việc tính kết quả học tập bậc phổ thông vào xét tốt nghiệp THPT và xét đại học bằng học bạ khiến kết quả học tập của học sinh bị méo mó.

"Học sinh đậu đại học nhiều, trường phổ thông được tiếng vang. Giáo viên cũng muốn học sinh mình vào được đại học. Chính vì chưa có hệ thống đánh giá chung bậc phổ thông nên kết quả mỗi trường, của mỗi giáo viên không đồng nhất dẫn đến sự gian dối trong đánh giá. Thậm chí, có giáo viên cố tình ra đề khó để học sinh phải đi học thêm, sau đó điểm lại cao chót vót điều này làm cho học sinh nhận thức không đúng về năng lực của mình", ông Vinh nói.

Trong khi đó, có trường tuyển sinh bằng học bạ được một năm thì bỏ do kết quả học tập bậc đại học trong hai học kỳ đầu của những sinh viên trúng tuyển bằng điểm học bạ lại rất thấp. Có trường không xét học bạ vì không tin kết quả này. Một số trường đưa thêm nhiều tiêu chí sàng lọc khi xét tuyển học bạ. Nhiều tiêu chí khác được đưa vào nhằm sàng lọc, lựa chọn được thí sinh có năng lực thực sự, phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU