Điểm danh 4 kiểu bắt nạt học đường mà con thường giấu nhẹm, không dám kể với bố mẹ vì quá sợ hãi

Từ những cuộc bắt nạt bằng hành động đến quấy rối bằng lời nói, bố mẹ cần phải biết các dấu hiệu của 4 kiểu bắt nạt phổ biến dưới đây để có thể bảo vệ con tốt nhất.

 

Bắt nạt trên mạng

Hành động bao gồm: Những việc gây phiền nhiễu cho ai đó bằng cách truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch thông qua e-mail, tin nhắn và bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Những thông điệp thường là phân biệt giới tính, giàu nghèo, vẻ bên ngoài hay sự ghen tị. Những hành vi này sẽ tạo ra bầu không khí khó chịu, khiến người bị bắt nạt cảm thấy khủng hoảng, bị cô lập, mất niềm tin vào mọi người. 

Ví dụ: Khi ai đó đăng post lên facebook: A là một kẻ nói dối. Tránh xa cô ấy ra!

(Trong khi thực tế A chỉ đơn giản không cho tác giả bài post chép bài nên họ tức giận và đặt điều nói xấu.)

Cách phát hiện các dấu hiệu: Theo dõi để xem liệu con có dành nhiều thời gian trực tuyến hơn (truy cập các trang truyền thông xã hội hoặc nhắn tin) nhưng sau đó có vẻ buồn và lo lắng. Cũng nên chú ý thêm nếu con bỗng khó ngủ hơn, xin nghỉ học ở nhà hoặc rời bỏ các hoạt động ngoại khóa mà con từng yêu thích.

Bố mẹ nên làm gì để giúp đỡ con: Khi cho con sử dụng mạng internet, bố mẹ cần nắm rõ các trang web, ứng dụng và thiết bị kỹ thuật số phổ biến và có khả năng làm hại con trước khi con sử dụng chúng. Để con biết rằng bố mẹ sẽ theo dõi các hoạt động trực tuyến của chúng. Nói với con rằng nếu con gặp phải đe doạ trực tuyến, con nhất định không nên tham gia, phản hồi hoặc chuyển tiếp nó cho ai khác. Thay vào đó, hãy thông báo ngay lập tức cho bố mẹ. 

Nếu như nhận được thông tin con bị bắt nạt trên mạng, bố mẹ có thể in các bài đăng hay tin nhắn đe dọa bao gồm cả thời gian mà các con nhận được. Cung cấp những bằng chứng này cho nhà trường để có biện pháp xử lý nghiêm. Nếu kẻ bắt nạt không thuộc trường học, hãy liên hệ với các cấp chính quyền để nhận được sự giúp đỡ kịp thời. 

Nếu con giúp đỡ bạn bè khi họ bị bắt nạt hoặc giúp đỡ người khác bị bắt nạt, hãy ủng hộ, khen ngợi sự can đảm của con khi nói với bố mẹ. Nhấn mạnh với con rằng khi kể với cha mẹ về việc bị bắt nạt hay chứng kiến ai đó bị bắt nạt là cách làm thông minh và can đảm nhất của con, chứ không phải biểu hiện của kẻ mách lẻo. Điều cuối cùng, hãy luôn sát sao bên con, vì chính bố mẹ sẽ là người nhạy cảm nhất với những sự thay đổi tiêu cực của con.

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU