Ảnh minh hoạ
Thực tế cho thấy, khi không còn được ưu ái, giá trị thực của một chứng chỉ mới lộ diện. Nếu trước đây có học sinh cố gắng luyện "mẹo thi" để đạt band 6.0, thì nay xu hướng đó có thể giảm bớt, nhường chỗ cho những người thực sự cần khả năng tiếng Anh cho học tập và nghề nghiệp lâu dài.
Với phụ huynh và học sinh, đây cũng là thời điểm để nhìn lại chiến lược đầu tư giáo dục. Thay vì dồn toàn lực cho một chứng chỉ có tính thời điểm, có lẽ cần cân bằng lại giữa kết quả học tập tổng thể, kỹ năng tư duy và năng lực học thuật thật sự. Trong bối cảnh nhiều trường đại học tăng cường đánh giá toàn diện qua bài luận, phỏng vấn, học bạ hoặc bài thi riêng, thì IELTS không còn là "chiếc đũa thần".
"Cơn sốt IELTS" từng tạo nên cuộc đua tốn kém về thời gian, tiền bạc và cả áp lực tâm lý, có thể sẽ hạ nhiệt. Và đó có thể là một tín hiệu tích cực, để việc học ngoại ngữ trở về đúng ý nghĩa vốn có: không phải để "vượt rào" thi cử, mà để mở ra cánh cửa hội nhập thực sự.
Theo Bảo Tín