Có phải tiến bộ khoa học đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên thông minh hơn? Thực chất điều đó có thể là yếu tố cản trở sự phát triển của bộ não.
Trí thông minh không chỉ có một giới hạn nhất định khi ta đến độ tuổi trưởng thành.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thực chất bộ não hoàn toàn có thể được kích hoạt và cải thiện dù bạn ở độ tuổi nào. Cùng thử áp dụng những cách nhỏ dưới đây để trở nên thông minh hơn mỗi ngày nhé.
1 – Dành thời gian sử dụng internet một cách thông minh hơn
Thú nhận đi nào, bạn dành ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trên mạng chỉ để check mạng xã hội và xem Youtube phải không?
Việc tiếp nhận thông tin thụ động chắc chắn không hề sản sinh ích lợi cho trí thông minh, trong khi ta quên mất rằng mạng internet là kho tàng kiến thức khổng lồ với hàng ngàn khóa học miễn phí, thông tin khoa học, lịch sử, văn hóa được cập nhật liên tục…
Chỉ 15 phút mỗi ngày dành cho việc đọc và tìm hiểu thông tin cũng có thể giúp trí não kích hoạt vận hành tốt hơn.
2 – Viết ra những gì bạn học được
Viết lách không chỉ giúp bạn cải thiện trí nhớ mà còn tăng khả năng diễn đạt và giúp bạn hiểu về bản thân tốt hơn.
Việc viết ra khoảng 400 từ mỗi ngày về những gì bạn học được ngày hôm đó có thể giúp bạn nhớ chúng nhanh hơn, cũng như khiến bộ não thích ứng với chúng tốt hơn.
3 – Chơi game trí tuệ
Những tín đồ yêu game sẽ không thể nói không với cách đơn giản này. Những trò chơi rèn luyện trí tuệ nhưng không kém phần giải trí như Scrabble, chơi cờ, Battleship… đều có thể khiến trí não vận động để tìm ra lời giải đáp.
Theo các nhà khoa học, game trí tuệ đặc biệt có ích trong việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo.
4 – Đọc càng nhiều càng tốt
Không chỉ sách, đó có thể là báo, tạp chí, văn bản… Đọc luôn là hình thức hữu ích nhất trong việc cải thiện trí nhớ, tăng vốn từ, cải thiện khả năng tư duy, khiến người đọc trở nên nhạy cảm hơn.
Đọc cũng mang lại cho bạn rất nhiều ý tưởng, cảm hứng sống, cũng như giúp hình thành thế giới quan phong phú hơn.
Khi đọc, bộ não được hoạt động đáng kể trong việc tiếp nhận, xử lý và đánh giá thông tin. Không phải ngẫu nhiên mà đọc sách luôn là hoạt động ưu tiên hàng đầu của rất nhiều nhạc sĩ, chính trị gia phải không nào?!
5 – Làm những việc ngẫu hứng
Sau khi rời khỏi trường đại học, Steve Jobs quyết định đăng ký một khóa học thư pháp chỉ vì tò mò. Ở thời điểm đó, khóa học này nghe có vẻ chẳng mang lại chút ích lợi nào và chẳng liên quan gì đến lĩnh vực ông theo đuổi.
Nhưng sau này, chính kỹ năng thiết kế học được từ lớp thư pháp đã giúp Steve Job thiết kế chiếc Macbook đầu tiên.
Bạn thấy đấy, chúng ta sẽ không thể biết những gì mình đang học hay có hứng thú sẽ có ích lợi như thế nào trong tương lai, nhưng việc học hỏi một kỹ năng mới không chỉ là sự thử thách với trí não mà còn giúp bạn nhanh chóng thích ứng với môi trường mới.
6 – Học một ngôn ngữ mới
Bạn có thể không cần nghĩ đến việc mình phải hướng đến việc thành thạo ở một ngôn ngữ nào đó, bản thân quá trình học ngôn ngữ có thể thúc đẩy khả năng ghi nhớ và tiếp thu ở não bộ đến mức bạn sẽ phải bất ngờ đấy.
Hiện nay có rất nhiều trang web hay ứng dụng hỗ trợ việc học ngôn ngữ mới mỗi ngày. Tất cả những gì bạn cần là 15 phút dành cho việc tìm hiểu không chỉ một ngôn ngữ mà còn cả nền văn hóa gắn liền với nó nữa.
7 – Dành thời gian suy nghĩ
Nhiều người cho rằng ngồi không để suy nghĩ là một việc xuẩn ngốc và chỉ khiến bạn tốn thời gian.
Nhưng suy nghĩ hay phản chiếu lại những sự kiện diễn ra xung quanh bạn, những thông tin bạn tiếp nhận,… lại là cách hữu hiệu khiến não bộ vận động theo hướng tư duy và giải quyết vấn đề cũng như khiến bạn sáng suốt hơn với các quyết định mình đưa ra, dù là một món đồ bạn muốn mua, hay thông tin nào đó bạn thấy trên mạng.
(Barcode)
Theo Tri Thức Trẻ