Ảnh: internet
Do Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp trước đó chủ yếu quản các trường nghề nên chương trình đào tạo của trường cao đẳng chuyên nghiệp dần dần bị “nghề hóa” khi chuyển sang đào tạo theo module.
Thực chất kiểu đào tạo này kiến thức đại cương bị lãng quên khiến tính liên thông giữa bậc cao đẳng và đại học gần như bị xóa bỏ. Các trường ĐH cũng khó tiếp nhận sinh viên cao đẳng để đào tạo vì gần như phải dạy lại từ đầu.
Điều này gây lãng phí lớn cho cả gia đình và xã hội. Đồng thời, không giúp người học ra trường thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong kỷ nguyên số vì được đào tạo kỹ năng là chính, không được trang bị kiến thức nền tảng để học sang các ngành khác.
Việc tuyển sinh các trường cao đẳng mấy năm nay rất khó khăn cũng vì hệ thống giáo dục bị chia cắt. Lẽ ra người học trượt ĐH nếu chung hệ thống thì sẽ tự động chuyển xuống học cao đẳng như trước đây nhưng trên thực tế thí sinh phải đăng ký riêng và các trường cao đẳng không thể tiếp cận dữ liệu về học sinh THPT do không trực thuộc Bộ GD&ĐT . "Chính vì vậy phải đưa bậc đào tạo cao đẳng quay lại xuất phát điểm khi chưa tách", ông Dũng nhấn mạnh.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Trường ĐH FPT thì cho rằng trên thế giới tồn tại hai hệ thống cao đẳng associate (giống như hệ cao đẳng chuyên nghiệp trước đây của Việt Nam) và vocational diploma (cao đẳng nghề). Do vậy, TS Lê Trường Tùng đề xuất có thể mềm dẻo để các trường cao đẳng thuộc đại học hoặc không.
Thực tế, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đề xuất xem xét, cho phép các cơ sở cao đẳng chuyên nghiệp được tự đăng ký, lựa chọn hướng đi tiếp, hoặc là theo mô hình dạy nghề, hoặc là trở lại mô hình cao đẳng chuyên nghiệp.