Ảnh minh họa.
Vào ban đêm, tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất khi trẻ đang ngủ. Nếu trẻ có giấc ngủ sâu và đủ giấc, chúng sẽ nhanh cao lớn.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tiết ra hormone tăng trưởng dù chúng ngủ vào ban ngày hay ban đêm.
Trẻ trên 1 tuổi, hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn vào ban ngày, chủ yếu tiết ra nhiều hơn vào ban đêm khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu. Thời gian lý tưởng nhất của giấc ngủ sâu là từ 9 tối đến 1 giờ sáng. Đây là lúc hormone tăng trưởng tiết ra đạt mức cao nhất, gấp 5 – 7 lần so với ban ngày.
Để trẻ cao lớn bình thường, chúng cần hình thành đồng hồ sinh học phù hợp với độ tuổi của mình. Trong trường hợp ép trẻ ngủ trưa, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ của trẻ vào ban đêm. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc tiết ra hormone tăng trưởng mà còn khiến trẻ căng thẳng, gây ra nhiều phiền phức cho các bậc cha mẹ.
2. Trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn
Có một thực tế cho thấy, cha mẹ hay giáo viên nếu ép trẻ làm những điều chúng không muốn, đương nhiên trẻ sẽ nảy sinh tâm lý nổi loạn, muốn chống đối lại.
Cuối cùng, ngoài việc trẻ không ngủ trưa còn có thể dẫn tới tình huống trẻ biếng ăn, không chú ý nghe giảng trong lớp, không nghe lời người lớn.
3. Ảnh hưởng đến tình trạng học tập của trẻ
Khi ép trẻ ngủ trưa, chúng sẽ ngủ trễ vào ban đêm, dẫn tới buổi sáng dậy trễ. Một đứa trẻ thức dậy với tinh thần không thoải mái, buồn ngủ, cùng với việc bị cha mẹ mắng vì ngủ nướng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng học hành của chúng vào ngày hôm đó.
Nguồn: Sina, Sohu