Nhiều chị em đang bảo vệ tuổi xuân bằng tinh chất mầm đậu nành mà không biết đến cảnh báo tác hại của nó |
Phơi bày sự thật
Thời gian qua, nhiều chị em tuổi từ ngoài 30 muốn bảo vệ tuổi xuân, giữ gìn tuổi xuân… tìm đến sản phẩm chứa tinh chất mầm đậu nành để sử dụng. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu khẳng định isoflavone có trong tinh chất mầm đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư, ngăn cản việc hấp thu vitamin và không có tác dụng cải thiện các triệu chứng bốc hoả, đổ mồ hôi đêm…của tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ…thì cũng có những ý kiến cho rằng đó là kết quả lỗi thời, lạc hậu, vì đã được nghiên cứu kết luận cách đây cả chục năm.
Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, một bác sĩ làm trong lĩnh vực ung bướu cho biết, đối với y khoa, cũ không có nghĩa là không còn giá trị. Vị bác sĩ này đã dẫn chứng rằng, trên trang website chính thức của FDA http://www.fda.gov cũng đã cho đăng tải rất nhiều bài nghiên cứu nói về tác hại của tinh chất mầm đậu nành.
Cụ thể, trong bài viết “Isoflavones đậu nành trong chế độ an làm tăng di căn đến phổi trên mẫu thử nghiệm với Ung thư vú có di căn xương vi thể” được đăng tải tháng 4/2015 đã chỉ rõ việc nghiên cứu, khảo sát tác dụng của genistein, daein, (-)-equol hay một hỗn hợp isoflavones đậu nành, trên bệnh nhân ung thư vú có di căn vi thể trong xương, bằng cách dùng mẫu ung thư thực nghiệm tế bào 4T1 xử lý với luciferase ở chuột.
Một lượng nhỏ (1000) tế bào 4T1 được tiêm vào xương chày của chuột để gây ra u vi thể trong xương. Isoflavones đậu nành được bổ sung trong chế độ ăn AIN-93G liều 750 mg/kg và được bổ sung suốt 3 tuần trước và 3 tuần sau khi tiêm tế bào.
Kết quả cho thấy isoflavones – tinh chất mầm đậu nành làm tăng trưởng di căn vi thể trong xương từ ngày thứ 8. Hơn nữa, chế độ ăn có isoflavones đậu nành kích thích sự hình thành di căn phổi và tăng biểu hiện Ki-67 protein trong những bướu di căn này. isoflavones đậu nành kích thích ung thư vú có di căn ở chuột.
Bác sĩ cũng giải thích, khi khoa học đã nghiên cứu và thí nghiệm trên động vật là chuột (loại động vật có bộ gen giống đến 90% của con người), cho thấy kết quả đó thì khoa học có thể khẳng định và thừa nhận điều này. “Không thể nói nghiên cứu lâu rồi thì lạc hậu được. Về những nghiên cứu, thí nghiệm nguy hiểm này, không thể đưa ra thí nghiệm lại đối với cơ thể con người bởi y đức không cho phép”, vị bác sĩ này nói.
Tại một nghiên cứu khác được đăng tải trên FDA với tiêu đề “Tăng độ nhạy cảm với Azoxymethane trên chuột cái sau chế độ ăn bổ sung Isoflavone đậu nành” vào năm 2004, cũng cho biết, chuột có bổ sung isoflavone sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn so với chuột có chế độ ăn kiểm soát. Thậm chí, đối với những con chuột được bổ sung isoflavone chết sớm, trong khi tất cả chuột ăn có kiểm soát thì sống. Bài viết cũng đưa ra khuyết cáo cần khảo sát thêm trên phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi, là những đối tượng chính của việc quảng bá dùng thực phẩm bổ sung tinh chất mầm đậu nành.
Cảnh báo vì sức khoẻ người dân
Một bác sĩ chuyên khoa 2 về da liễu, từng công tác ở Bệnh viện Da liễu TPHCM nay đã nghỉ hưu, cho rằng ông cũng như đồng nghiệp và sinh viên y khoa luôn cập nhật các kiến thức về y khoa trên thư viện Cochrance và tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet.
Thực tế hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác hại của Tinh chất mầm đậu nành nhưng từ những nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới cho thấy những tác hại của nó là không thể chối cãi. “Tôi chưa nghe tinh chất mầm đậu nành có thể là “thần dược” giúp cải thiện chứng mãn kinh cũng như chống lão hoá da” – bác sĩ này nói và cho biết thêm, chúng tôi chỉ tin vào các nghiên cứu chính thức và được giới y khoa thế giới nghiên cứu và các cơ quan y khoa hàng đầu công bố như FDA hay Lancet…
Trong nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Y học cộng đồng của trường ĐH Loma Linda, Hoa Kỳ nghiên cứu trên 11 ngàn phụ nữ độ tuổi 30-50, cho thấy Phytoestrogens đậu nành phá vỡ chức năng nội tiết và có khả năng gây vô sinh. Ở phụ nữ dùng nhiều tinh chất mầm đậu nành isoflavine (>40mg/ngày) thì khả năng trong suốt cuộc đời để có một con bị giảm đi 3% so với phụ nữ dùng chất này ít hơn (<10mg/ngày). Từ đó, các nhà khoa học kết luận, các phát hiện gợi ý rằng dùng nhiều isoflvone mầm đậu nành trong chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.
Nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy giai đoạn mọc mầm của đậu nành là giai đoạn có chứa nhiều Isoflavones nhất, và khuyến cáo không nên dùng các sản phẩm này ở giai đoạn mầm. Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên FDA năm 2004 chứng minh điều này sau khi thí nghiệm trên các con cừu. Việc những con cừu được cho ăn những loại thực vật giai đoạn nảy mầm có chứa hàm lượng Isoflavones cao đã gây rối loạn sinh sản ở cừu.
Trước đó, nhiều bài báo chuyên về y khoa đã chỉ ra, chất Genistin có trong tinh chất mầm đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen.
Các nghiên cứu cụ thể từ giới chuyên gia y tế nổi tiếng thế giới đã được FDA đăng tải nhằm khuyến cáo người dân |
Ảnh hưởng đến tuyến giáp
Tạp chí Nippon Naibunpi Gakkai Zasshi (Nhật Bản), mới đây đã trích dẫn một nghiên cứu vào năm 1991 cho thấy, chỉ cần ăn 2 thìa canh đậu nành mỗi ngày trong vòng 3 tháng, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh tuyến giáp với các triệu chứng khó ở, táo bón, buồn ngủ và bướu cổ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, Goitrogen có trong đậu nành, gây rối loạn sự trao đổi chất i-ốt và kiềm chế sự phát triển của tuyến giáp.
Trong cuốn The Whole Soy Story: The Dark Side of America’s Favorite Health Food ( mặt trái của đậu nành) của thạc sĩ Kaayla Daniel, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cũng cho rằng, nếu bạn có bệnh về tuyến giáp, hãy tránh xa đậu nành dưới bất kì hình thức nào. “Tôi có rất nhiều bệnh nhân về tuyến giáp, và đầu tiên tôi cho họ uống thuốc trị tuyến giáp vào buổi sáng, tôi khuyên họ nên tránh sữa đậu vào bữa sáng bởi vì đậu nành có thể ảnh hưởng tới cách cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng hormone tuyến giáp. Nó không được ghi chép rõ ràng, nhưng nhiều bác sĩ biết điều đó”, Daniel viết.
Các nghiên cứu cụ thể từ giới chuyên gia y tế nổi tiếng thế giới đã được FDA đăng tải nhằm khuyến cáo người dân. |
Có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư
Cách đây cả chục năm, một nghiên cứu của Mỹ đã kết luận, nếu một phụ nữ sử dụng khoảng 45mg tinh chất mầm đậu nành/ngày, thì sau 1 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như đang dung thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú).
Một nghiên cứu khác sau đó cũng khẳng định, hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dùng thuốc tamoxifen (Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine 1995).
Nhiều nghiên cứu độc lập sau đó cũng chỉ ra, việc tiêu thụ phytoestrogen có trong đậu nành rất nguy hiểm, nó có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ.
HuffPost Healthy Living Meredith Melnick cũng có báo cáo cho thấy, trong một số nghiên cứu ở động vật, các hợp chất có trong đậu nành mang những nét tương đồng với estrogen, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u.
Một nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, vô sinh và giảm ham muốn tình dục là do sự thống trị của estrogen.
Ngoài ra, Genistin có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen
Khả năng dị ứng cao
Bác sĩ Elson Haas, giám đốc tại Trung tâm y tế dự phòng Marin ở California, Hoa Kỳ trong một nghiên cứu của mình cho rằng, những sản phẩm chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành thường có chứa các chất saponins, soyatoxin, phytates, chất ức chế protease, oxalate và goitrogen… ngăn chặn việc hấp thu khoáng chất và ngăn việc sản xuất enzyme cần thiết cho tiêu hóa. Điều này gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu đối với một số người khi sử dụng quá nhiều sản phẩm từ loại hạt này.
Theo khoahocdoisong.vn