Giải mã bí ẩn những người không bao giờ nhiễm COVID-19 cho dù tiếp xúc gần với F0

Tại sao khi hít phải một liều virus giống hệt nhau vào lỗ mũi mà 50% bị nhiễm, 50% còn lại thì không?

 

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho biết đây là thử nghiệm đầu tiên có thể cung cấp dữ liệu chi tiết về giai đoạn đầu của nhiễm virus, trước và trong khi xuất hiện các triệu chứng. Trong số 18 người tham gia bị nhiễm, thời gian trung bình từ lần đầu tiên tiếp xúc với virus đến khi phát hiện virus và có các triệu chứng ban đầu (nghĩa là thời kỳ ủ bệnh) là 42 giờ, ngắn hơn đáng kể so với các ước tính hiện có, cho rằng thời gian ủ bệnh trung bình là 5-6 ngày.

Sau giai đoạn này, tải lượng virus được tìm thấy trong các mẫu gạc lấy từ mũi hoặc cổ họng của những người tham gia đã tăng mạnh. Tải lượng virus đạt đỉnh trung bình vào khoảng 5 ngày sau khi nhiễm bệnh, nhưng mức độ cao virus sống sót (có thể lây nhiễm) vẫn được ghi nhận trong trung bình 9 ngày sau và tối đa là 12 ngày với một số người.

Điều cũng thú vị là vị trí nhiều virus SARS-CoV-2 nhất được phát hiện. Mặc dù virus được phát hiện đầu tiên ở cổ họng (sau 40 giờ so với sau 58 giờ ở mũi), mức độ virus lại thấp hơn và đạt đỉnh sớm hơn ở cổ họng. Mức độ đỉnh điểm của virus trong mũi cao hơn đáng kể trong cổ họng, cho thấy nguy cơ virus phóng ra từ mũi cao hơn từ miệng.

Họ lưu ý rằng mặc dù có khả năng "bỏ sót vi rút lây nhiễm sớm trong quá trình lây nhiễm, đặc biệt nếu chỉ kiểm tra mũi", các nhà nghiên cứu cho biết các phát hiện tổng thể hỗ trợ việc xác định những người có khả năng lây nhiễm.

Theo NCBC

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/giai-ma-bi-an-nhung-nguoi-khong-bao-gio-nhiem-covid-19-cho-du-tiep-xuc-gan-voi-f0-162220602114754510.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU