Ảnh minh họa
Ở một diễn biến khác, theo nhận định trong hội thảo "Thực trạng và giải pháp trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu triển khai lĩnh vực vi mạch bán dẫn Việt Nam tầm nhìn 2045" do Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA), dù được xem là ngành công nghiệp "tỷ USD", ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.
Cụ thể hơn, Việt Nam hiện đang thiếu khoảng 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong một dự báo khác, Việt Nam trong 10 năm tới cần khoảng 50.000 nhân sự từ trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, đáp ứng cho ngành này vẫn còn là một thách thức lớn, đặc biệt là về chất lượng và số lượng nhân lực. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng yêu cầu của ngành.
Với định hướng phát triển của Chính phủ về việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2023 - 2030 và sự đầu tư của nhiều công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực bán dẫn vào Việt Nam... nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này gia tăng rất mạnh và Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.