GS Đông y chỉ ra điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống hiện nay chúng ta đang "bỏ ngoài tai"

Đông y quan niệm rất rõ về tầm quan trọng của thói quen ăn uống và phân loại thực phẩm dựa theo thuyết âm dương. Ăn quá nóng hay quá lạnh, xung khắc đều có thể gây bệnh.

Đông y xưa coi trọng vấn đề âm dương cân bằng, nóng - lạnh hợp lý

Chúng ta đều biết rằng, trong Đông y hay Tây y thì về nguyên tắc là họ rất coi trọng chế độ ăn uống. Đặc biệt trong y học cổ truyền Trung Quốc, liệu pháp ăn uống đúng cách thậm chí còn được sử dụng như một phương pháp trị liệu bổ trợ đi kèm dành cho người bệnh.

Nếu bạn không chú ý đến nó trong cuộc sống hàng ngày và phát triển thói quen ăn uống không đúng cách, việc ăn uống của bạn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn cho cơ thể.

Y học Trung Quốc rất đặc biệt coi trọng vấn đề âm dương, sự cân bằng giữa nóng và lạnh, và có quan điểm tương tự về chế độ ăn uống.

Vì vậy, làm thế nào để xây dựng và phát triển thói quen tốt trong chế độ ăn uống một cách chính xác là điều mà mọi người rất nên quan tâm.

Dưới đây là câu trả lời chi tiết của giáo sư Trần Trí Quang (Chen Zhiguang), phó bác sĩ trưởng của bệnh viện nhân dân Dương Giang (TQ) giúp chúng ta có cách nhìn và sự hiểu biết toàn diện hơn về cách ăn uống của Đông y và từ đó có thể thay đổi, từ bỏ những thói quen sai lầm.

Những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống của Đông y được người xưa coi trọng thì ngày nay nhiều người trong chúng ta đang "bỏ ngoài tai" hoặc hầu như không ứng dụng.

Trong chế ăn Đông y xưa khuyên bạn nên tránh ăn đan xen giữa món ăn lạnh và nóng quá chênh lệch, đồng thời tránh các món ăn nóng quá mức, lạnh quá mức trong khi ăn.

Có nhiều chống chỉ định trong chế độ ăn uống của Đông y. Điều quan trọng nhất là bắt đầu chống chỉ định của chế độ ăn uống từ lạnh và nóng.

Cho dù là thuốc hay thực phẩm, Đông y đều có sự phân biệt theo đặc tính của nó là tính hàn/lạnh và nóng/nhiệt.

Tuy nhiên, độ chênh lệch của tính lạnh và nóng của thuốc thường cảm nhận được rõ ràng hơn so với thực phẩm. Ngược lại, độ lệch của tính lạnh và nóng của thực phẩm là không rõ ràng đặc biệt nên một số người ít cảm nhận được.

Những loại thực phẩm có tính khô, nóng

Thực phẩm nóng và khô phổ biến chủ yếu là thịt và gia vị. Bao gồm ớt, gừng, tỏi, tỏi tây…

Các loại trái cây có tính nóng như vải thiều, dứa, sầu riêng, nhãn, dâu tây, cam, các loại thịt như thịt gà, thịt cừu, thịt bò, thịt chó…

Đồ uống có cồn khác như bia, như rượu vang trắng, rượu vang đỏ, rượu gạo, v.v.

Những loại thực phẩm có tính hàn, lạnh

Các loại thực phẩm lạnh phổ biến chủ yếu là trái cây và rau quả, như cải cay, cải dưa, dưa hấu, mướp đắng, bí xanh, bí ngồi, dưa chuột, lê, thanh long, chuối, cam, củ ấu, mã thầy, củ sen, sắn dây…

Trà xanh, rau diếp cá, rau ngót nhật, rau sam, măng tây, đậu xanh, lúa mạch, ốc, sò, vịt và đồ uống lạnh.

 

 

Bác sĩ Trần Chí Quang đã giới thiệu những điều cấm kỵ trong ăn uống theo Đông y và đề xuất hàng chục loại thực phẩm cụ thể.

Bệnh nhân có thể tự xây dựng chế độ ăn uống theo thể lực và điều kiện sức khỏe thực tế của mình, và phải kiểm soát số lượng cũng như tần suất bổ sung thực phẩm có tính chất tương đồng nhau.

Tuy nhiên, bệnh nhân không cần phải lo lắng quá nhiều. Cơ thể con người có khả năng thích nghi mạnh mẽ và khả năng tự phục hồi rất cao. Một lượng nhỏ thức ăn có tính chất tương tương khắc, kỵ nhau vẫn có thể ăn chút ít mà không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.

Nếu có thể đạt được sự cân bằng trong việc lựa chọn giữa thực phẩm nóng/nhiệt và hàn/lạnh, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chất lượng sinh lý nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Link báo gốc: http://ttvn.toquoc.vn/gs-dong-y-chi-ra-dieu-cam-ky-trong-che-do-an-uong-hien-nay-chung-ta-dang-bo-ngoai-tai-820202451561883.htm

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU