Gửi con cho ông bà: Xót chẳng dám nói, không sướng gì đâu

Cực chẳng đã tôi mới phải gửi con cho mẹ chồng nuôi ở tận quê. Nhưng từ đây, bao nhiêu chuyện phiền toái bắt đầu nảy sinh trong gia đình. Nhiều khi tôi xót con chẳng dám nói, không sướng gì đâu.

Cực chẳng đã mới phải gửi con cho ông bà

Hết 6 tháng nghỉ thai sản là tôi phải tính đến chuyện đi làm trở lại. Nhưng điều khiến tôi đau đầu nhất chính là giờ không biết gửi cho con ai. Đưa con đi gửi trẻ thì chưa đủ tuổi, thuê người giúp việc thì gia đình chưa đủ điều kiện. Cực chẳng đã mới quyết định gửi con cho bà nội trông. Từ đây, bao nhiêu chuyện phiền toái bắt đầu nảy sinh trong gia đình.

Không còn lựa chọn nào khác tôi mới phải về quê ngỏ lời đón mẹ chồng lên Hà Nội chăm cháu. Nhưng bà vốn ở quê, có hàng xóm láng giềng ra vào trò chuyện nên bà sợ lên thành phố sống không quen, con cái đi làm cả ngày nhốt bà trong bốn bức tường thì không chịu nổi. Cuối cùng bà đề nghị chúng tôi mang cháu về quê cho ông bà chăm. Ở quê thức ăn sạch, không khí trong lành, lại rẻ hơn ở thành phố nên chúng tôi cũng đồng ý. Nhưng từ đây, bao nhiêu mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh trong gia đình.

Mỗi tháng tôi và chồng đã thống nhất gửi bà 3 triệu gồm tiền công bà trông con và một chút tiền mua sữa bỉm cho cháu những tuần tôi không kịp về. Bình thường 1 tháng tôi về thăm con khoảng 2-3 ngày, lần nào cũng mua rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho con. Nhưng chẳng hiểu bà chăm cháu thế nào mà con tôi cứ ngày càng xuống cân, lúc nào người cũng bẩn thỉu vì nô nghịch.

Xót con, tôi mới bảo chồng góp ý với bà về chuyện này. Bà chẳng nói gì, chờ đến bữa ăn có mặt cả nhà mới thản nhiên nói: “Trẻ con ở quê đứa nào chẳng nghịch bẩn, mới thấy con lấm lem một hôm đã gào lên. Trẻ con ăn được bao nhiêu thì ăn, ép nó làm gì. Chúng nó vẫn lớn đấy thôi. Anh chị ngày xưa cũng thế còn gì. Đồ bổ cháu không ăn hết thì cho ông ăn cùng chứ làm sao.” Tôi biết bà đang nói xéo mình nên đành câm lặng cho qua chuyện này dù trong lòng rất xót con.


Ảnh minh họa

Xót chẳng dám nói, không sướng gì đâu

Mẹ chồng tôi chăm cháu thì không chu đáo nhưng được cái rất bênh cháu, dù cháu mình đúng hay sai thì cứ bênh chằm chằm. Có lần con bé 5 tuổi hàng xóm sang chơi bị con tôi tranh giành đồ chơi. Một hồi giành qua giành lại thì con tôi ngã vật ra đất, khóc lóc ăn vạ. Khi đó tôi cũng ức lắm nhưng vì con mình sai nên ngại chẳng dám nói gì. Mẹ chồng từ bếp chạy ra chưa hiểu đầu đuôi, thấy cháu ngã lăn ra đất thì quát lên với chị hàng xóm: “Đã nói là không cho con mày sang đây nữa cơ mà, sang rồi đánh cháu tao.” 5 lần 7 lượt như vậy nên trẻ con hàng xóm không đứa nào dám chơi với con tôi nữa.

Bây giờ con bé đã được 20 tháng tuổi rồi, vợ chồng tôi có ý định cho đi nhà trẻ cho quen nếp, cũng để ông bà đỡ vất vả hơn. Bàn với mẹ chồng thì bà không nghe, sợ cháu đi nhà trẻ đứa khác bắt nạt. Ngày ngày bà cháu chỉ biết ở nhà xem ti vi, xem điện thoại. Con đòi gì bà cũng cho, thậm chí kể cả chạy đi mua đồ chơi lúc sáng sớm ra. Tuy đã tròn 2 tuổi nhưng con tôi chẳng thuộc nổi một bài hát, suốt ngày chỉ biết khóc và đòi hỏi vô lý. Cứ gặp bạn bè là nó lao vào giằng đồ chơi nó thích, nếu không được là khóc đòi bà.

Lâu dần, con chẳng chịu nghe khi bị mẹ phạt nữa và cứ khóc um lên thì bà lại vào dỗ dành rồi quát tháo tôi, bảo tôi bắt nạt con. Con tôi, tôi không thương thì ai thương, sao tôi lại bắt nạt con tôi được.

Chưa hết, mẹ chồng tôi cũng rất hay dạy cháu những thói hư tật xấu. Cháu đang đi mà bị ngã thì bà sẽ lao ra “Chết nè, dám làm đau cháu của bà, tại nó làm cháu ngã”. Con tôi bị béo phì nên tôi dặn bà hạn chế cho cháu ăn kẹo. Nhưng có hôm tôi về chơi, thấy bà giấu diếm đưa cháu kẹo rồi nói “Cháu cứ lấy thêm một cái đi, đừng nói cho mẹ cháu biết nhé”. Tôi nhắc nhở con thì bà bảo “Cháu còn nhỏ như thế thì biết cái gì”, “Mẹ cháu không cần cháu nữa rồi”. Đến bữa ăn cơm vì no kẹo con không ăn được nữa, trước mặt tôi thì bà lại ép “Cháu không ăn cơm, ông bà không thương cháu nữa đấy”.

Nhiều lần tôi nói bà không nên chiều cháu như lúc nhỏ nữa, cháu sẽ hư mà bà không nghe, cứ nhất quyết dạy dỗ cháu theo ý của mình. Tôi cũng đành câm lặng vì giờ chưa đủ điều kiện cho con xuống ở cùng, lại đang phải phụ thuộc vào bà, nếu làm căng lên thì mẹ con lại xô xát.

Đến khi con được 3 tuổi, nghe tư vấn từ mấy chị cùng cơ quan, tôi kiên quyết cho con xuống Hà Nội ở cùng rồi tống đi nhà trẻ. Cả nhà được phen cãi nhau to vì chuyện này. Bà nội lu loa lên là tôi không thương con, tôi học nhiều nhưng chẳng bằng bà, suốt ngày chỉ biết chê bà không biết chăm cháu.

Còn tôi thì không chịu, nhất định phải cho con về Hà Nội ở cùng. Thế là, tôi đã thắng khi chồng tôi cũng ủng hộ. Anh thấy rõ thực trạng của việc bà không biết chăm con, chiều con quá mức nên đồng ý cho con đi lớp. Mẹ tôi có vẻ khó chịu với tôi, quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng vậy mà rạn nứt. Nhưng kệ thôi, tôi biết làm sao được.

Mấy ngày đầu, con khóc um lên, không chịu ăn, không chịu đi. Nhưng mà tôi mặc kệ. Sau hơn 2 tháng, con bắt đầu lại, ăn uống vào quy củ hơn. Con dần hòa đồng với bạn bè và bớt cái thói đòi hỏi vô lý. Tôi thấy mừng dần.

Vậy nên chị em ạ, đừng bao giờ nghĩ đưa con cho nhà chồng chăm là mình được yên tâm. Các cụ sẽ vô cùng chiều cháu và đôi khi, còn làm hư cả con mình. Cha mẹ dù bận công việc cũng nên dành thời gian quan tâm, lo lắng cho con cái và cố gắng kiếm tiền cho con ở cùng với mình. Chứ gửi con cho ông bà: Xót chẳng dám nói, không sướng gì đâu.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU