Nguồn: ARWU
Năm nay, Đại học Harvard vẫn đứng đầu danh sách xếp hạng và giữ vị trí này trong suốt 19 năm qua. Đại học Stanford và Đại học Cambridge vẫn ở vị trí số 2 và số 3. Các trường đại học Top 10 khác là MIT (thứ 4), Berkeley (thứ 5), Princeton (thứ 6), Oxford (thứ 7), Columbia (thứ 8), Caltech (thứ 9) và Chicago (thứ 10).
Tại Châu Âu, Đại học Paris-Saclay (thứ 13) tăng một bậc, tiếp tục ở vị trí tốt nhất, tiếp theo là ETH Zurich (thứ 21).
Còn tại châu Á, Đại học Tokyo, Nhật Bản đứng vị trí thứ 24 thế giới và giữ vị trí dẫn đầu châu Á. Đại học Thanh Hoa (thứ 28) tăng một bậc, giữ vị trí thứ hai ở châu Á.
Trung Quốc có 180 trường đại học được xếp hạng trong Top 1000, bao gồm 84 trường đại học Top 500, 7 trường đại học Top 100. Số lượng các trường đại học từ Đại lục Trung Quốc tiếp tục tăng lên. Hầu hết các trường đại học trong danh sách được hỗ trợ bởi "Dự án Double-Class" (Dự án Các trường Đại học Đẳng cấp Thế giới và Các môn học Đẳng cấp Thế giới).
Các nước Asean có mặt trong bảng này 2021 là Singapore (4 trường, có 2 thuộc Top 100), Malaysia (5 trường, cao nhất top 301-400), Thái Lan (4 trường, cao nhất top 401-500) và Việt Nam (2 trường top 601-700).
Trong năm 2021, có 3 trường ra khỏi Top 100, 7 trường bị ra khỏi Top 500 và 38 trường bị loại khỏi Top 1000.
Học thuật (số công trình công bố, số trích dẫn, hiệu suất nghiên cứu trên đầu người, giải thưởng khoa học...) là tiêu chí quan trọng của bảng xếp hạng này.
ARWU được ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu thực hiện từ 2003. Đến 2009 thì để tổ chức Shanghai Ranking Consultancy làm tiếp, đây là tổ chức độc lập về pháp lý không thuộc một trường đại học hoặc một tổ chức chính phủ nào.