Hành trình nghiệt ngã của những cô vợ “đào tẩu” khỏi cuộc hôn nhân mà mình từng nâng niu, hy vọng

(lamchame.vn) - Chị H. bỏ trốn khỏi nhà, mang theo chiếc xe máy và 200 ngàn cùng 2 đứa con, ước mơ duy nhất của chị là có thể cao chạy xa bay khỏi gã chồng vũ phu đã hành hạ chị suốt 18 năm trời.

Ảnh minh họa

Cho đến 1 ngày mẹ M. khóc ngất đi khi được tận mắt chứng kiến con gái mình sống khổ sở thế nào M. mới có động lực thoát ra.

“Sau này khi sống 1 cuộc đời ra sống em mới nghĩ sao không thoát thân sớm hơn? Sao em lại phải chịu đựng bấy nhiêu năm qua để sống khổ sở như vậy. Không chỉ em mà con em cũng là nạn nhân nữa. Giờ ước nguyện của em là các con ổn định mẹ con bấu víu nương tựa nhau”.

Hiện tại, mặc dù đã sống tự do, nhưng điều M. mong mỏi chính là giải quyết xong thủ tục ly hôn để thoát hoàn toàn khỏi gã chồng tệ bạc. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc với cô bây giờ chính là có thể kết thúc tốt đẹp và người cũ đừng bao giờ tìm tới nữa.

Câu chuyện của chị H., chị T., M. và rất nhiều người phụ nữ bị chồng bạo hành khác đang hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày với những hệ quả đau lòng ở nhiều mức độ khác nhau. 

Theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ và trẻ em của Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ thì có 2 phụ nữ (63%) đã từng chịu một hoặc hơn 1 hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng/ bạn tình gây ra trong đời.

Cũng nói về tình trạng bạo lực, mới đây trong chuyến đi khảo sát tại một số địa phương, ông Lê Xuân Đồng, điều phối viên Dự án Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam thông tin, qua thực tế cho thấy 90% người bị bạo lực không tìm kiếm sự trợ giúp.

Theo ông Đồng, người bị bạo lực thường không nói ra việc họ bị bạo lực vì họ thấy không an toàn, thực tế có người đã nói ra nhưng không được hỗ trợ kịp thời và đã bị người chồng gây bạo lực thêm, nhiều người bị bạo lực cũng cho rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng trong gia đình.

Đó là thực trạng nơi dự án triển khai tại Yên Bái, Nghệ An, các nạn nhân thường không biết tìm đến đâu và gặp ai để tìm kiếm sự giúp đỡ. Có người đi tìm hỗ trợ nhưng không được hỗ trợ vì có rào cản ở người xử lý, hoặc không xử lý quyết liệt.

Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hành gia đình được thống kê là 292.268 vụ. Trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình, chưa kể những vụ việc không được phát hiện và thống kê.

Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Người chồng bạo lực về thể chất với vợ là dạng dễ nhận thấy và cần được lên án mạnh mẽ nhất.

Tại diễn đàn Quốc hội hồi tháng 5, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận, góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Theo đó phải "gia cố" nhiều hơn nữa các biện pháp "phòng" và mối quan hệ giữa "phòng" với "chống" để người ta không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình.

Các ý kiến thảo luận cho rằng, nhiều quy định trước đây đã không theo kịp diễn biến và bao quát được tình trạng bạo lực gia đình, nhất là bạo lực về tinh thần, tình dục và kinh tế. Bởi vậy, việc nhận diện các hành vi bạo lực là điều cần thiết và có ý nghĩa tiên quyết trong giải quyết các vụ bạo lực gia đình. Tức là phải "đo lường", "lượng hóa" biểu hiện bạo lực rõ ràng hơn nữa để quy định cụ thể về các hành vi, từ đó mới có thể đưa ra chế tài, hình thức xử lý phù hợp.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trình kỳ họp Quốc hội vừa qua đã đưa ra 18 hành vi bạo lực gia đình, như: Bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em; ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp; phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó…

Tuy nhiên, nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng như giới chuyên gia đã khuyến nghị nên bổ sung về hành vi sao cho cụ thể hơn, nhất là các hành vi "phi truyền thống" như bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực về kinh tế.

Tất nhiên, có những hành vi hiếm khi được các nạn nhân nói ra, ví như bạo hành tình dục, nhưng ít nhất những người làm luật cũng có thể dự báo và lượng hóa được các hành vi này.

Bên cạnh đó, cũng cần thiết xây dựng cơ chế bảo vệ, khuyến khích nạn nhân bạo hành chia sẻ tình trạng của mình; đồng thời hỗ trợ họ về tinh thần và phát triển kinh tế, nhất là với những người yếu thế để họ có thể tự chủ trong cuộc sống.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU